ACCC: Dân Úc bị lừa tổng cộng 851 triệu đô la trong năm 2020

Trong đó 328 triệu bị mất vì lừa đảo đầu tư, 131 triệu mất vì bị lừa tình và 128 triệu vì các giao dịch mua bán trên mạng. Con số tổng hợp từ các vụ mất tiền do lừa đảo được báo cáo bởi Scamwatch, ReportCyber (ACSC), ASIC, các cơ quan chính phủ và 10 nhà băng lớn của Úc. Bạn có bị lừa mất tiền trong năm qua không?

Online scams has increased.

Consumer groups have issed warnings about increasing scams during the pandemic. Source: GettyImages-Tom Werner

Dữ liệu Scamwatch từ Uỷ ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc ACCC cảnh báo trong năm 2020 có 216,087 vụ lừa đảo đã báo cáo lên Scamwatch và bị mất tổng cộng 176 triệu đô la, tăng 23% so với năm 2019, và trung bình mỗi người bị lừa mất 7,677 đô la Úc.


Highlights:

  • Ba kiểu lừa đảo bị mất nhiều tiền nhất là lừa đảo đầu tư, lừa tình và bị lừa khi mua hàng qua mạng.
  • Riêng Scamwatch nhận được đa số thông báo bị lừa đảo liên quan tới các trang mạng, ăn cắp dữ liệu và bị lừa vì nghe lời đe doạ.
  • Nam giới chủ yếu bị lừa đầu tư, mất tổng cộng 44.7 triệu đô la còn nữ giới bị mất tiền vì tình cảm, tổn thất 28.1 triệu đô la.

Trong số 176 triệu đô la thất thoát báo cáo lên Scamwatch của ACCC, nhóm có số lượng bị lừa nhiều nhất là nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi, chiếm 19.9% trong khi đó nhóm bị mất tiền nhiều nhất là những người cao niên trên 65 tuổi, số tiền bị mất do lừa đảo của nhóm này chiếm tới 23.9%.

Riêng các cộng đồng sắc tộc bị lừa tổng cộng 22 triệu đô la torng tổng số 176 triệu báo cáo lên Scamwatch, tăng tới 60% so với năm 2019.

Đáng chú ý, các vụ lừa đảo mang tính đe doạ đã khá hữu hiệu, khiến cộng đồng sắc tộc bị mất tới 6 triệu đô la, tăng 248% so với năm 2019, và chỉ đứng sau các vụ lừa đảo đầu tư.

Một trong những lừa đảo lời đe doạ phổ biến nhất là lừa đảo đe doạ từ chính quyền Trung Quốc khiến người dân Úc bị mất tới 4.3 triệu đô la vì loại này.

Những kẻ lừa đảo mạo danh chính quyền Trung Quốc và cáo buộc nạn nhân đã phạm tội, chẳng hạn như gởi một bưu kiện với hàng hóa bất hợp pháp như thẻ tín dụng giả, và đe dọa sẽ trục xuất hoặc bắt giữ họ, trừ khi họ trả tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

Một dạng lừa đảo đe doạ phổ biến khác là kẻ lừa đảo mạo danh các cơ quan chính phủ Úc như Sở Thuế Úc nói rằng bạn sẽ bị bắt vì chưa nộp thuế và Bộ Nội vụ đe dọa bắt bạn và trục xuất bạn.

Những kẻ lừa đảo liên lạc với nạn nhân như thế nào?

Scamwatch thông báo 47.7% vụ lừa đảo xảy ra qua gọi điện thoại, 22% qua email, 15% qua tin nhắn, 6.3% qua Internet và 4.5% qua mạng xã hội và diễn đàn online.

Chỉ tính riêng trong thời gian dịch bệnh, các vụ lừa đảo liên quan tới thông tin y tế và sức khoẻ tăng lên 2000%, lừa đảo về lời đe doạ gởi đến nạn nhân tăng 178% và lừa đảo truy cập thông tin từ xa tăng 75%.

Làm thế nào để tránh bị lừa đảo:

  • Hãy luôn cảnh giác và để ý – những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu đến tất cả mọi người.
  • Không mở những tin nhắn lạ, click vào những cửa sổ nhảy ra khi bạn vào một trang mạng mới, hoặc đừng click vào những đường link hay các văn bản đính kèm trong email. Bạn hãy xoá tất cả những email đáng nghi ngờ đó.
  • Đừng bao giờ chuyển tiền cho người bạn chỉ gặp trên mạng.
  • Giữ cẩn thận thông tin cá nhân, điện thoại và máy tính.
  • Cảnh giác nếu bị yêu cầu gởi tiền một cách bất thường.
  • Hãy cẩn thận khi mua hàng online.
Nếu biết mình đã bị lừa, xin hãy thông báo ngay cho những nơi sau:

Nhà băng của bạn.

1300 IDCARE (432273)

Cybercrime tại đường link



Share
Published 7 July 2021 5:40pm
By Lê Tâm

Share this with family and friends