Một luật sư gốc Việt ở Canley Heights bị tước giấy hành nghề di trú

Một luật sư gốc Việt đã bị Cơ quan Đăng ký Đại diện Di trú (MARA) tước giấy hành nghề di trú hôm 14/12/2017 vì những cáo buộc liên quan đến visa 457.

Immigration

Source: AAP

Sau khi nhận được 5 khiếu nại trong khoảng thời gian 2013 - 2014,  đã điều tra và quyết định tước giấy hành nghề di trú trong 5 năm đối với Luật sư Nguyễn Hoàng Tranh, thuộc East West Lawyers, ABN 49 112 439 746, ở Canley Heights, NSW. 

MARA cáo giác các vi phạm hầu hết liên quan đến visa 457, gồm có đăng quảng cáo rằng visa 457 không cần tiếng Anh và bằng cấp, làm giả hợp đồng lao động để bảo lãnh thân chủ sang Úc làm việc; khai gian chi phí bảo lãnh, khai không đúng tính chất công việc và chức danh trong hợp đồng lao động.

Theo một đơn khiếu nại, luật sư này đã tư vấn cho thân chủ nộp visa 457 không cần tiếng Anh và bằng cấp, nộp visa 457 cho vị trí Quản lý nhà hàng (Café and Restaurant Manager) trong khi bằng cấp của thân chủ không liên quan đến công việc.

Trong một khiếu nại khác, luật sư tại văn phòng East West Lawyers đã nộp hồ sơ 457 cho thân chủ với chức danh Quản lý Dịch vụ Khách hàng (Customer Service Manager) với mức lương $50.000/năm.

Tuy nhiên sau đó khi Bộ Di trú đến kiểm tra địa điểm kinh doanh thì phát hiện hợp đồng lao động là giả, việc thuê mướn nhân viên chỉ là dàn xếp, và thân chủ phải trả $3.000 tiền bảo lãnh mà đáng lẽ chính công ty bảo lãnh phải trả số tiền này.

Ngoài ra còn phải trả phí luật sư lên đến $10.000. Toàn bộ các hoạt động này ông Nguyễn Hoàng Tranh đều được biết.

Theo MARA trong khoảng thời gian từ 3/2/2012 đến 6/9/2012, văn phòng di trú này đã nộp tổng cộng 14 hồ sơ doanh nghiệp bảo lãnh, toàn bộ đều là các vị trí quản lý trong nhà hàng với mức lương $50,000, và tất cả đều là hợp đồng lao động giả.

"Cáo buộc của MARA vô lý"

Luật sư Hoàng Tranh nói với SBS các cáo giác của MARA không đúng sự thật và ông đang khiếu nại.

"Chúng tôi cho rằng quyết định của MARA còn nhiều điều chưa hợp lý và oan ức, gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ cho East West Lawyers, mà còn ảnh hưởng đến nhiều Nhà đầu tư lớn đang có ý định đầu tư kinh doanh tại Úc thông qua East West Group."

"Vì thế, chúng tôi đã nộp đơn kháng cáo cùng các giải trình cụ thể lên Tòa Phúc Thẩm Hành Chính Úc (Australia Administrative Appeals Tribunal, AAT) vào ngày 18/12/2017, để có cơ hội giải trình tái xét sự việc." 

"Sự việc xảy ra từ năm 2012. Khi đó, đạo luật về Visa 457 khác với hiện tại. Chúng tôi tư vấn luật dựa trên thời điểm luật ban hành và áp dụng, hoàn toàn không có các hành vi quảng cáo sai thông tin như bị cáo buộc."

"Ví dụ, vào thời điểm năm 2012, Luật Di Trú áp dụng cho visa 457 không yêu cầu tiếng Anh đối với hơn cả trăm (100) ngành nghề khác nhau trong đó có ngành Restaurant or Cafe Manager."

"Như vậy, East West Lawyers đã triển khai đúng luật và đúng," Luật sư Nguyễn Hoàng Tranh cho biết trong một thông cáo gởi cho SBS.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay có tổng cộng, trong đó có 2 luật sư di trú gốc Việt.

MARA là một phần của Bộ̀ Di trú và Biên phòng có trụ sở tại Sydney, chịu trách cấp giấy hành nghề di trú và giám sát hoạt động của các đại diện di trú theo Điều 316 của Đạo luật Di trú 1958.

Theo Điều 276 của đạo luật này chỉ những ai có giấy hành nghề do MARA cấp mới được giúp các thân chủ về vấn đề di trú.

Cơ quan này cũng giúp các đại diện và thân chủ hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ và giải quyết các trường hợp khiếu nại khi cần.

Ngày 21/6/2017 một dự luật được đệ trình qua đó miễn trừ các luật sư đang hành nghề tại Úc không cần phải đăng ký với MARA khi giúp các thân chủ về di trú, tức không chịu sự giám sát của cơ quan này mà trực thuộc các Luật Sư Đoàn trong trường hợp bị khiếu nại. Dự luật này nếu được thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2018.

Con đường đến Úc qua visa 457

Visa 457 trước đây là một con đường bắc cầu đến PR cho nhiều du học sinh tại Úc, vì không cần biết ngành học là gì, miễn họ tìm được một công ty chịu đứng ra bảo lãnh 4 năm thì sẽ có khả năng xin làm thường trú nhân tại Úc.

Visa 457 cũng phổ biến ở những ngành lao động tay chân như nhà hàng-khách sạn, làm nông hay làm nail, do đặc tính của người lao động ngoại quốc (chủ yếu là Hoa, Ấn, Việt, Thái...) vốn chăm chỉ, chịu thương chịu khó hơn người Úc.

Tuy nhiên, visa 457 từ lâu đã bị cho là một kẽ hở để cả chuyên viên di trú lẫn người lao động lợi dụng để tìm đường định cư tại Úc. Đã có nhiều vụ bê bối, lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống di trú Úc, đơn cử như vụ  cho sinh viên - tức là các sinh viên này phải trả một số tiền vô cùng lớn để nhà hàng đứng ra nhận bảo lãnh để xin PR. Hay việc các chủ nông trại đứng ra bảo lãnh nhân công ngoại quốc, sau đó bóc lột với đồng lương rẻ mạt.

Do đó, visa 457 sẽ được , có thời hạn 2 hoặc 4 năm, và áp dụng chính thức từ tháng 3/2018. Theo đó, chỉ một số ngành nghề được phép xin PR sau khi làm việc vài năm, còn lại thì hết thời hạn visa là phải về nước.

Nếu ngành của bạn nằm trong STSOL, thì visa TSS của bạn chỉ có thời hạn 2 năm, có thể gia hạn thêm 1 lần, nhưng không thể xin PR thông qua visa 186 hoặc 187.

Nếu ngành của bạn nằm trong MLTSSL, thì visa TSS của bạn sẽ có thời hạn 4 năm, được xin visa 186 hoặc 187 sau 3 năm có visa TSS (tức tăng thêm 1 năm so với 457).

Một số điều kiện cần lưu ý đối với TSS thời hạn 4 năm:

- Phải có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề sắp xin

- Mức lương tối thiểu: $53,900

- Nếu bị án tù trên 12 tháng sẽ bị từ chối visa

- Chủ nhân phải chứng minh không được kỳ thị nhân viên người Úc. Nghĩa là nếu trong công ty số lượng người lao động ngoại quốc hoặc du học sinh quá nhiều thì rất có khả năng bị bác hồ sơ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 28 December 2017 2:54pm
Updated 1 January 2018 2:37pm
By Hương Lan


Share this with family and friends