An toàn xe hơi cho trẻ: khi nào trẻ đủ tuổi chuyển sang ghế người lớn?

Nhiều cha mẹ vẫn cho rằng trẻ lên 7 tuổi là đã có thể bỏ ghế riêng (booster) để chuyển sang ghế người lớn? Nhưng để trẻ ngồi ghế người lớn quá sớm khi chiều cao của trẻ vẫn chưa đủ chuẩn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi có va chạm xảy ra.

Boosters in the car

Source: wikimedia commons

Vấn đề an toàn cho trẻ em trên xe hơi được coi là một nghĩa vụ pháp lý với những người có con nhỏ hoặc những người sử dụng xe hơi để chuyên chở trẻ em tại Úc. Cho phép trẻ chuyển sang ngồi ghế của người lớn quá sớm có thể gia tăng nguy cơ gặp tai nạn nghiêm trọng lên 30%.

Tuy vậy, theo , một cuộc nghiên cứu trên toàn nước Úc đã nhận thấy có lỗ hổng trong kiến thức của các bậc phụ huynh về việc bảo đảm cho trẻ trên xe hơi.

Trẻ dù đủ tuổi nhưng ngoại hình nhỏ bé vẫn không nên bỏ ghế riêng

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu về Tai nạn thuộc Đại học Monash, được thực hiện trên 380 cha mẹ có tổng 719 trẻ dưới 16 tuổi. Kết quả hơn một nửa số cha mẹ được khảo sát cho rằng trẻ em có thể chuyển từ ghế riêng (booster) sang ngồi ghế người lớn bình thường khi lên 7 tuổi, và có cài dây an toàn dạng lap-sash (dây an toàn có đai vòng trên đùi).
Tuy nhiên đôi khi độ tuổi và chiều cao không phát triển tương đồng. Người đứng đầu nghiên cứu Suzanne Cross cho rằng hầu hết trẻ em cần phải lớn hơn chút nữa trước khi chuyển sang ghế ngồi người lớn vì chiều cao và tốc độ lớn của mỗi trẻ là khác nhau.

“Loại dây an toàn lap-sash được thiết kế cho người có chiều cao tối thiểu 1.45m. Và một đứa trẻ đạt chiều cao đó thường phải từ 10 – 12 tuổi,” bà Cross giải thích.

Trẻ cao dưới 1.45m nếu sử dụng dây an toàn của người lớn thì có khả năng dây đai sẽ nằm ở vị trí cổ của trẻ thay vì ở vai, hoặc nằm ở bụng thay vì phải nằm lùi xuống vùng xương chậu. Dây nằm sai vị trí sẽ gây chấn thương nghiêm trọng khi bị tai nạn.
“Nên quy định về chiều cao của trẻ khi được chuyển ghế ngồi, chứ không phải quy định về độ tuổi,” bà nói.
Cuộc khảo sát cho thấy có sự nhầm lẫn rất lớn thậm chí sự phản kháng của cha mẹ, một phụ huynh còn nói rằng con của bà xấu hổ khi bị bạn bè trông thấy vẫn ngồi trên ghế booster.

Một bà mẹ, tên là Vicki, đã gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng và suýt nữa bà và mấy đứa con đã mất mạng. Bà đã cảnh báo việc chuyển trẻ sang ghế người lớn quá sớm, và nói rằng cần phải có nhiều chương trình giáo dục về luật ghế ngồi cho trẻ do có quá nhiều tai nạn nghiêm trọng.

“Nên quy định về chiều cao của trẻ khi được chuyển ghế ngồi, chứ không phải quy định về độ tuổi,” bà nói.

Chỉ nên bỏ ghế booster khi trẻ cao 1.50m trở lên

Trong một cuộc điều tra đặc biệt, tờ Sun Herald đã tiết lộ một cuộc nghiên cứu ở tiểu bang NSW đã nhận thấy một nửa số ghế khảo sát bị lỗi trong cách sử dụng. Một số ghế phạm tới 7 lỗi, từ lỗi dây cài không chặt cho đến lỗi ở móc cài và khóa.

Hầu hết phụ huynh không hề biết về các lỗi này, một số khác thì vẫn chưa hiểu rõ loại ghế nào nên sử dụng.
Theo khảo sát, đa số trẻ dưới 12 tuổi không vừa với dây an toàn người lớn, và nguy cơ tai nạn sẽ giảm 30% nếu trẻ ngồi ghế sau thay vì ghế trước.
Theo luật, trẻ từ 7 – 12 tuổi phải ngồi ghế booster, hoặc sử dụng dây an toàn của người lớn. Tuy nhiên, theo khảo sát, đa số trẻ dưới 12 tuổi không vừa với dây an toàn người lớn, và nguy cơ tai nạn sẽ giảm 30% nếu trẻ ngồi ghế sau thay vì ghế trước. Do đó, trẻ nên tiếp tục ngồi ghế booster ở phía sau cho đến khi cao ít nhất 1.50m.

Cũng theo nghiên cứu của Đại học Monash, cha mẹ có con dưới 4 tuổi và phụ nữ lại có hiểu biết tốt hơn về an toàn trong ghế ngồi xe hơi của trẻ, trong khi đó, nhóm phụ huynh có con lớn hơn và đàn ông thì ngược lại.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 November 2017 7:37pm
Updated 7 November 2017 7:40pm
By Hương Lan

Share this with family and friends