Buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam: Vẫn còn bỏ ngỏ!

Tuy động vật hoang dã ở Việt Nam không còn được bày bán lộ liễu như trước, nhưng khách hàng vẫn có thể tìm mua qua “thế giới ngầm” trên mạng xã hội.

Tiger skin

An undercover photo taken by investigators of a whole tiger skin for sale in Vietnam. Source: Wildlife Justice Commission

Chính quyền Việt Nam đang áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để chống lại nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Biện pháp cứng nhưng chưa ‘rắn’

Việt Nam là một trong những thị trường săn bắn và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp lớn trên thế giới.

Sản phẩm thường được buôn bán bao gồm ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi, các bộ phận của hổ và mật gấu được nuôi hoặc săn bắt tại các nước láng giềng như Thái Lan, và thịt động vật hoang dã như thịt tê tê.

Những món ăn nhà hàng chế biến từ các con vật trên được yêu thích ở Trung Quốc và một số các quốc gia châu Á vì chúng thể hiện thân phận cao quý, tính rắn rỏi, và sức khoẻ dồi dào.

Trong khi nhiều quốc gia đã coi hành vi buôn bán động vật hoang dã là một tội phạm và giới thiệu các hình phạt nghiêm khắc, Việt Nam vẫn còn chậm trong việc áp dụng biện pháp cứng rắn. Tuy vậy, gần đây, chính quyền đã bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng trị thẳng tay hơn.
"Chúng tôi vẫn chưa thấy chính quyền Việt Nam phối hợp điều tra để bắt giữ, truy tố và trừng phạt những người tham gia buôn bán động vật hoang dã." TRAFFIC
Vào tháng 9/2016, thủ tướng Xuân Phúc đã ra lệnh các chính quyền và các cơ sở thi hành pháp luật trong nước thực hiện các biện pháp khẩn cấp để chống lại nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Một chuỗi các cuộc bắt giữ và tịch thu ngà voi và sừng tê giác đã nhận được nhiều chú ý của dư luận. Mới đây, các nhân viên kiểm lâm ở Hà Tĩnh vừa phát hiện và tịch thu 26 cá thể khỉ đông lạnh tại nhà của một gia chủ buôn bán động vật hoang dã hôm thứ Năm tuần trước (12/1/2017).



James Compton, Giám đốc Cao cấp khu vực Châu Á của TRAFFIC, mạng lưới giám sát thị trường mua bán động vật hoang dã, đồng ý rằng Việt Nam đã đi đúng hướng, nhưng cũng thêm rằng chính phủ vẫn còn nhiều việc phải làm.

"Trên văn bản, chính quyền Việt Nam đã toàn tâm toàn ý chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã. Thế nhưng chúng tôi vẫn đang đợi Việt Nam thông qua lần cuối các đạo luật mới," ông Compton trả lời phỏng vấn của ký giả .

"Chúng tôi vẫn chưa thấy chính quyền Việt Nam phối hợp điều tra để bắt giữ, truy tố và trừng phạt những người tham gia buôn bán động vật hoang dã."

Thị trường buôn bán "ngầm" qua mạng xã hội

Tuy động vật hoang dã không còn được bày bán lộ liễu như trước nhưng khách hàng vẫn có thể mua chúng theo đường "ngầm".

Các khách hàng, chủ yếu từ Trung Quốc, vẫn tìm "người hướng dẫn" làm đầu mối giới thiệu họ tới các cửa hàng bán động vật hoang dã, và dẫn họ qua biên giới an toàn với chiến lợi phẩm.

Cách khác cũng phổ biến là bán dạo qua Facebook. Với cách này, khách hàng sẽ trả tiền qua Wechat Wallet và sản phẩm sẽ được gửi qua bưu điện.

Khi ký giả ABC giả dạng khách du lịch để mua ngà voi qua "người hướng dẫn" làm đầu mối, một chủ tiệm ở Nhị Khê (nơi Wildlife Justice Commission cho rằng là trung tâm mua bán chính yếu của thị trường động vật hoang dã Việt Nam), nhắc đi nhắc lại là cần "một cuộc hẹn". 



Việc Trung Quốc vừa thông báo sẽ dừng chế biến và buôn bán ngà voi vào cuối năm 2017 được dự đoán sẽ hay đổi thế cờ và giúp chấm dứt nạn buôn lậu ngà voi.

Và Việt Nam dự đoán sẽ trở thành “thị trường ngầm” tấp nập nhất trên mạng xã hội, khi nhu cầu vẫn còn đó.  

"Tình trạng buôn lậu một số loài động thực vật hoang dã sẽ tiếp tục là một vấn đề phức tạp, nhưng một số loài sẽ giảm về buôn bán và tiêu thụ," ông Vương Tiên Mạnh, Trưởng Đơn vị Thi hành Chính sách của Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phát biểu.

Alegria Olmedo của WWF hiện đang làm việc với chính phủ Việt Nam thì cho biết cô cảm thấy có hi vọng khi thấy các thành viên cấp cao trong chính phủ rất cam kết chống lại nạn buôn lậu động thực vật hoang dã.

Thế nhưng, tình trạng này chỉ thực dự chấm dứt khi không còn nhu cầu cho sản phẩm từ động vật hoang dã nữa.
"Chúng ta cần tạo ra văn hoá không chấp nhận việc sử dụng các sản phẩm từ động thực vật hoang dã ở Việt Nam." WWF
"Chúng ta cần tạo ra văn hoá không chấp nhận việc sử dụng các sản phẩm từ động thực vật hoang dã ở Việt Nam," cô nói.

Các tổ chức thực hiện chiến dịch kêu gọi bảo vệ động vật hoang đã gặt hái được một số thành công trong việc nâng cao nhận thức của người dân về việc sừng tê giác được làm từ cùng chất liệu với tóc và móng tay của con người.

"Giới trẻ đang hưởng ứng giáo dục và quan điểm toàn cầu về thị trường bẩn thỉu này.

“Họ không ủng hộ việc tiêu dùng động vật hoang dã như những thế hệ trước," Douglas Hendrie từ tổ chức Giáo dục cho Thiên nhiên Việt Nam nhận xét. 


Share
Published 19 January 2017 7:09pm
Updated 9 March 2017 11:41pm
By Mai Nguyễn

Share this with family and friends