Các chính trị gia Úc hay dùng tiếng lóng trong bầu cử

Chúng ta hãy thử dùng tiếng lóng để tả một người Úc mặc quần soọc mang dép nhựa đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử cuối tuần này - một câu đố không dễ tí nào cho người ngoại quốc khi mà nội đôi dép nhựa đã có nhiều chữ khác nhau: thong, flip-flop, jandal..

Australians are voting in a general election this Saturday May 18th 2019.

Australians are voting in a general election this Saturday May 18th 2019. Source: Getty Images

Phải nói bầu cử ở Úc thật muôn màu muôn vẻ nhưng khó theo dõi nếu bạn không hiểu tiếng lóng hoặc cách dùng tiếng Anh của người Úc.

Một trong những tiếng lóng phổ thông nhất của Úc là "fair go", có nghĩa là cơ hội đồng đều cho mọi người. Đảng Lao Động tung ra chưởng "Fair Go Action Plan" hứa hẹn phục hồi cắt giảm y tế giáo dục và bảo vệ nhân công.

Tôi còn nhớ trong kỳ bầu cử 2007, ông Kevin Rudd phê phán ông John Howard là không có "fair dinkum". Chữ này cũng được dùng tương tự như chữ "fair go". Trong cả hai trường hợp các chính trị gia dùng tiếng lóng vì nghĩ rằng sẽ được người Úc chính hiệu ưa thích. 

Bạn có bao giờ nghe chữ "donkey vote" chưa? Trên phiếu bầu có tên của các ứng cử viên hoặc các đảng và để cho phiếu được hợp lệ ta phải đánh số theo thứ tự ưu tiên ta muốn.

Với phiếu màu xanh cho Hạ Viện bạn phải đánh số cho tất cả 8 ô theo thứ tự ưu tiên bạn muốn.

Còn phiếu màu trắng cho Thượng Viện có hàng trên và hàng dưới: hàng trên ghi các đảng, hàng dưới ghi tên ứng cử viên của các đảng.

Bạn có thể đánh số ít nhất 6 ô theo thứ tự ưu tiên của bạn nếu chọn theo hàng trên vì mỗi tiểu bang bầu chọn 6 Thượng Nghị Sĩ. Còn nếu chọn theo hàng dưới thì phải đánh số ít nhất 12 ứng cử viên, và cũng theo thứ tự ưu tiên của bạn.

"Donkey vote" là phiếu bầu được đánh số tuần tự từ trên xuống hoặc từ dưới lên (1, 2, 3, 4, 5...), làm cho phiếu bị bất hợp lệ vì Ủy Ban Bầu Cử không hiểu rõ được sự lựa chọn của cử tri. Đố bạn cố tình ghi phiếu kiểu này có bị phạt không?

Thường trong chiến dịch tranh cử các đảng hay nói xấu nhau. Làm như vậy người Úc gọi là "mudslinging", hay còn dùng chữ "dirty politics", tức chơi bẩn.

Trong diễn văn của chính khách nếu có ý nhắm vào hơn một đối tượng thì gọi là "dog-whistle politics", ý là trình bày cũng một chuyện nhưng các tầng lớp cử tri khác nhau sẽ hiểu theo cảm nhận riêng của họ. 

Chính phủ hoặc ứng cử viên nào hứa hẹn cấp thêm ngân sách cho những đơn vị bấp bênh, hoặc những đơn vị nằm trong tay của dân biểu độc lập thì sẽ bị cho là "pork-barrelling". Bạn nào biết trong tiếng Việt thủ đoạn chính trị này gọi là gì không?

Trong bầu cử chúng ta có các cuộc thăm dò, nhưng cuộc thăm dò dân đen chính xác nhất gọi là "pub test". Vì vậy một chính sách mà không qua được cuộc thăm dò trong quán nhậu này thì coi như cầm chắc thất bại.

Và cuối cùng, bầu cử là dịp để các trường học và cộng đồng bán "democracy saussage" để gây quỹ, không có miễn phí đâu bạn.

Trong kỳ bầu cử năm 2016, 6.500 phòng phiếu trên toàn quốc đã ngốn 92% của 15 triệu rưỡi lá phiếu, trong khi 1.900 bánh mì kẹp xúc xích dân chủ đã chui vào bụng của cử tri.

Các bạn đoán thử năm nay 2019, cử tri sẽ tiêu thụ hết bao nhiêu cái xúc xích? Xin mách là kỳ này trên toàn quốc sẽ có 7.000 phòng phiếu mở cửa vào ngày thứ bảy 18/5.
Election day in Australia is accompanied by cake stalls and sausage sizzles to raise funds for schools and other community groups.
Election day in Australia is accompanied by cake stalls and sausage sizzles to raise funds for schools and other community groups. Source: AAP

Share
Published 15 May 2019 6:28pm
Updated 15 May 2019 9:21pm
By Quốc Vinh

Share this with family and friends