Chính phủ Úc công bố thay đổi mới đối với visa du lịch và visa tạm trú sau khi tốt nghiệp

Chính phủ liên bang đã thắt chặt hơn nữa các quy định xin visa du học để ngăn chặn tình trạng “nhảy visa”.

Students walking on campus at a university.

Pathways to obtaining student visas for foreigners while in Australia are set to be reduced. Source: Getty / Jacobs Stock Photography Ltd

Key Points
  • Những người giữ visa du lịch và visa tạm trú sau khi tốt nghiệp sẽ không thể nộp đơn xin đổi sang visa du học khi còn ở tại Úc.
  • Các thay đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm nay.
  • Trước đó, chính phủ đã công bố những thay đổi khác nhằm giảm số người nhập cư.
Chính phủ Úc đang gây khó khăn hơn cho những người có ý định “nhảy visa”.

Trong khi một loạt các thay đổi đã được thực hiện vào đầu năm nay để thắt chặt các quy định đối với những người đến Úc du học và giảm số lượng người nhập cư, Bộ trưởng Nội vụ Clare O'Neil đã công bố các biện pháp bổ sung vào thứ Tư.

Từ ngày 1 tháng 7, chính phủ sẽ đóng hai con đường mà họ cho là đang được sử dụng để “phá hoại” các biện pháp bảo vệ tính toàn vẹn của visa du học.

Những người giữ visa du lịch (600) và visa tạm trú sau khi tốt nghiệp (485) sẽ không còn có thể nộp đơn xin đổi sang visa du học khi còn ở trong nước Úc.

Một thông cáo từ văn phòng của bộ trưởng cho biết: “Các trường hợp đổi từ visa du lịch sang du học ngày càng phổ biến, với hơn 36.000 đơn đăng ký từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 đến cuối tháng 5 năm 2024. Biện pháp này đóng lại một con đường đã được sử dụng để cố gắng phá hoại các biện pháp của chính phủ nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của visa du học.”

Trong khi đó, những thay đổi áp dụng đối với visa 485 là nhằm khuyến khích sinh viên mới tốt nghiệp phải đi tìm việc làm hoặc rời khỏi Úc.

Một phúc trình năm 2023 của Viện Grattan cho thấy cứ ba sinh viên quốc tế tốt nghiệp thì có một người quay trở lại học tiếp, “chủ yếu là các khóa học nghề giá rẻ, nhằm kéo dài thời gian lưu trú tại Úc”.

Bà O’Neil nói rằng Úc cần “một hệ thống di trú cung cấp các kỹ năng mà chúng ta cần, nhưng không trao đổi bằng sự gian lận, lỗ hổng và bóc lột”.

“Chiến lược Di trú của chúng tôi vạch ra một kế hoạch rõ ràng để đóng các lỗ hổng trong giáo dục quốc tế và đây là bước tiếp theo trong việc thực hiện kế hoạch đó,” bà nói.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 12 June 2024 9:36pm
By Aleisha Orr
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends