Chúng ta đang ‘ăn’ 2000 hạt nhựa nhỏ mỗi tuần mà không hề hay biết

Mỗi tuần một người trung bình nạp vào cơ thể 2000 hạt nhựa nhỏ mà không hề hay biết, thông qua nước uống, bia và đồ biển.

Plastic bottles

Microplastics often come from larger plastics breaking down. Source: AAP

Bản phúc trình do Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) ủy quyền cho Đại học Newcastle thực hiện, gợi ý rằng loài người đang tiêu thụ khoảng 5g microplastics mỗi tuần, tương đương với khối lượng nhựa để làm ra một chiếc thẻ tín dụng!

“Kể từ năm 2000, thế giới đã sản xuất khối lượng nhựa bằng tất cả các năm trước đó cộng lại, một phần ba trong số đó bị rò rỉ vào tự nhiên,” báo cáo viết.

Các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu từ hơn 50 nghiên cứu về việc tiêu thụ microplastics, tức các hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5mm.

Các hạt nhựa này được tìm thấy nhiều nhất trong nước uống, bao gồm nước đóng chai, nước vòi, nước sông hồ và nước ngầm trên toàn thế giới.

Ốc biển, bia và muối là những thực phẩm khác có hàm lượng microplastics cao.
A report found microplastic in 93 per cent of bottled water tested.
A report found microplastic in 93 per cent of bottled water tested. Source: AAP
Tổng giám đốc WWF International, ông Marco Lambertini nói rằng những phát hiện này là lời cảnh tỉnh cho các chính phủ.

“Nhựa không chỉ gây ô nhiễm cho đại dương và sông hồ và giết hại các sinh vật biển – nó còn tồn tại bên trong cơ thể chúng ta và chúng ta không thể thoát khỏi việc tiêu thụ nhựa,” ông nói.

“Hành động toàn cầu là cấp bách và cần thiết nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này.”
Nghiên cứu của Đại học Newcastle phát hiện nước uống ở Hoa Kỳ có trung bình 4.8 sợi nhựa trong 500 ml, so với 1.9 sợi nhựa trong 500ml ở Châu Âu.

Trong năm 2016, khoảng 100 triệu tấn nhựa bị thải ra tự nhiên.

Ông Lambertini nói rằng vấn đề ô nhiễm nhựa cần được giải quyết tận gốc rễ.

“Nếu chúng ta không muốn nhựa trong cơ thể, chúng ta cần ngăn chặn hàng triệu tấn nhựa tiếp tục rò rỉ vào tự nhiên mỗi năm,” ông nói.

“Để giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa, chúng ta cần có hành động khẩn cấp ở cấp chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu thụ, và một hiệp ước toàn cầu với các mục tiêu toàn cầu nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 13 June 2019 6:20pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends