Tuyên bố rằng những người chưa được chích vắc-xin không gây nguy cơ lớn hơn về COVID-19, cần được kiểm tra

One Nation leader Pauline Hanson

One Nation leader Pauline Hanson Source: AAP Image/Mick Tsikas

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Những người chưa được chích vắc-xin không gây nguy cơ lớn hơn về COVID-19 so với những người đã được chích.

NHẬN ĐỊNH CỦA AAP FACTCHECK

Sai. Một người chưa được chích vắc-xin có nhiều khả năng bị nhiễm vi-rút corona hơn và có nhiều khả năng lây lan vi-rút này sang những người khác hơn.

Lãnh đạo Đảng One Nation, Pauline Hanson đã tuyên bố rằng những người đã được chích vắc-xin và những người chưa được chích đều có khả năng gây lây lan vi-rút gây COVID-19, như nhau, nghĩa là các nhân viên y tế chưa được chích vắc-xin không gây thêm nguy cơ ở nơi làm việc khi so sánh với các đồng nghiệp đã được chích vắc-xin.

Tuyên bố này là sai ở hai điểm. Thứ nhất, những người đã được chích vắc-xin ít có khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn so với những người chưa được chích, điều này nghĩa là họ cũng ít có khả năng gây lây lan vi-rút hơn. Thứ hai, nhiều nghiên cứu cho thấy là ngay cả khi họ bị nhiễm, những người đã được chích vắc-xin ít có khả năng lây truyền vi-rút này sang cho những người khác hơn.

Phát biểu trong một , Thượng Nghị sĩ Hanson nói: “Một nghiên cứu mới đây của Lancet (tạp chí y khoa) cho thấy là chỉ vắc-xin không thôi, không đủ để ngăn ngừa biến chủng Delta lây lan. Điều này nghĩa là cả những người đã được chích và chưa được chích vắc-xin đều dễ gây lây nhiễm như nhau. Không có bằng chứng chứng minh là các nhân viên y tế chưa được chích vắc-xin gây thêm nguy cơ” (trang 3).

Khi được hỏi Thượng Nghị sĩ Hanson viện dẫn nghiên cưu nào trong phát biểu của mình, văn phòng của bà Hanson cho AAP FactCheck biết trong một thư điện tử là, bà trích dẫn trực tiếp một bác sĩ chuyên về miễn dịch học, hơn là nhấn mạnh trực tiếp đến nghiên cứu, và vì thế không thể cung cấp các chi tiết của nghiên cứu trích dẫn.

Tuy nhiên, , một nhà thống kê về nguy cơ an ninh sinh học tại University of Melbourne, nói với AAP FactCheck rằng “bất kể là các nhân viên y tế hay không”, những người chưa được chích vắc-xin có nguy cơ gây lây lan vi-rút cao hơn so với những người đã được chích vắc-xin.

Có hai khía cạnh quan trọng quyết định khả năng có liên quan của tình trạng dễ gây lây nhiễm của những người đã được chích và chưa được chích vắc-xin, Tiến sĩ Baker nói. Thứ nhất là việc bị mắc bệnh, hay khả năng một người bị nhiễm vi-rút ngay từ đầu, là cao đến đâu.

“Chúng ta biết rằng vắc-xin hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa bị nhiễm, mặc dù các ước tính của tính hiệu nghiệm của vắc-xin còn tùy thuộc vào loại vắc-xin, thời gian kể từ liều chích và số liều đã chích,” Tiến sĩ Baker nói trong một thư điện tử. Nếu không bị nhiễm vi-rút, thì không thể lây lan nó sang cho bất kỳ ai khác được, ông nói.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy là vắc-xin COVID-19 làm giảm nguy cơ bị nhiễm, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính hiệu nghiệm của vắc-xin giảm đi theo thời gian – đặc biệt trong việc chống lại biến chủng Delta (xin xem  và ).

Thứ hai là tình trạng gây lây nhiễm là khả năng ai đó lây lan vi-rút nếu họ trở nên bị nhiễm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy là những người đã được chích vắc-xin mà bị nhiễm, ít có khả năng lây lan vi-rút này hơn so với những người chưa được chích vắc-xin mà bị nhiễm.

 từ Hà Lan phát hiện thấy là, so với những người tham gia trong nghiên cứu mà chưa được chích vắc-xin, thì những người tham gia đã được chích vắc-xin COVID-19 đầy đủ ít có khả năng hơn một cách đáng kể để lây lan vi-rút này sang các thành viên chưa được chích trong hộ gia đình của họ.

Sau khi điều chỉnh cho các khác biệt về tuổi tác giữa những người tham gia, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, tính hiệu nghiệm của việc chích đầy đủ trong việc chống lại sự lây lan sang các mối tiếp xúc chưa được chích vắc-xin trong hộ gia đình, là 63 phần trăm. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021, mà khi đó biến chủng Delta đã hình thành được khá lâu như .

, được xác nhận, đã phát hiện thấy là khả năng lây lan trong hộ gia đình là xấp xỉ 40 đến 50 phần trăm thấp hơn khi những bệnh nhân được sử dụng làm thước đo, đã được chích vắc-xin 21 ngày hoặc hơn, trước khi họ có kết quả xét nghiệm dương tính, khi đem so sánh với những bệnh nhân được sử dụng làm thước đo, mà chưa được chích. Tuy nhiên, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ghi ngày từ đầu năm 2021, trước khi biến chủng Delta  bám rễ.

Một   với 814.806 gia đình ở Thụy Điển – mà cũng dựa vào các trường hợp được ghi lại trước khi dòng Delta chiếm ưu thế - đã phát hiện thấy là, nguy cơ của các thành viên trong gia đình chưa được chích vắc-xin mà không có khả năng miễn dịch do việc bị nhiễm COVID-19 trước đó, giảm đi ít nhất 45 phần trăm khi họ sống với một thành viên trong gia đình có khả năng miễn dịch, và tới 97 phần trăm khi tất cả các thành viên khác trong hộ gia đình đều có khả năng miễn dịch.

Nghiên cứu này nói rằng các lợi ích là tương tự như nhau, cho dù khả năng miễn dịch có được là do việc bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, hay do đã được một liều vắc-xin hoặc đủ liều vắc-xin.

Các nghiên cứu khác (xin xem  và ) tương tự đã cho thấy là vắc-xin làm giảm khả năng một người bị nhiễm gây lây lan vi-rút này, bao gồm  liên quan đến một nhóm lớn các nhân viên y tế.

Nghiên cứu của Lancet mà bà Hanson viện dẫn  được xuất bản vào tháng 10 năm 2021, mà đã phát hiện thấy là những người đã được và chưa được chích vắc-xin lây lan dòng Delta sang các mối tiếp xác trong hộ gia đình, ở các tốc độ tương tự như nhau.

Nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ  (ICL) đứng đầu, đã kết luận rằng, mặc dù vắc-xin “vẫn hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tình trạng đau ốm trầm trọng và tử vong” vì COVID-19, nhưng “vắc-xin không đủ để ngăn ngừa biến chủng Delta lây lan trong môi trường hộ gia đình với những lần phơi nhiễm kéo dài”. 

Điều đã được  đó là vắc-xin không làm giảm nguy cơ lây truyền vi-rút trong hộ gia đình, nhưng các tác giả của báo cáo này đã cảnh báo không nên đưa ra sự diễn giải như thế này.

Giải thích các kết quả tìm thấy được trong , các nhà nghiên cứu nói rằng, về trung bình, những người chưa được chích vắc-xin tham gia trong nghiên cứu này, trẻ hơn những người tham gia đã được chích vắc-xin, và điều được biết là, những người trẻ hơn có ít nguy cơ lây bệnh hơn so với những người trưởng thành lớn tuổi hơn.

“Vì vậy, kết luận tổng thể là các trường hợp đột phá đã được chích vắc-xin có thể lây lan vi-rút một cách hiệu quả nhưng rất nhiều khả năng là sẽ ở một tốc độ chậm hơn so với những người chưa được chích vắc-xin thuộc cùng nhóm tuổi,” họ nói.

Vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng vi-rút đỉnh điểm ở những trường hợp đã được chích và chưa được chích vắc-xin COVID-19 là tương tự như nhau (xin xem  và ), nhưng điều đó không có nghĩa là cả hai nhóm đều mang nguy cơ lây truyền như nhau.

Tiến sĩ Baker nói rằng, mặc dù các nghiên cứu gần đây về số lượng vi-rút có thể có vẻ mâu thuẫn với bằng chứng là vắc-xin làm giảm cơ hội vi-rút lây lan, nhưng trên thực tế, mối quan hệ giữa số lượng vi-rút và việc lây lan là “một bức tranh phức tạp”.

Như được các chuyên gia về miễn dịch học giải thích tại  trong một  là, những người đã được chích vắc-xin , có  và do vậy  so với những người chưa được chích vắc-xin, mặc dù có lượng vi-rút đỉnh điểm tương tự như nhau.

“Xét đến tốc độ vắc-xin giúp loại bỏ COVID khỏi cơ thể, về tổng thể, những người đã được chích vắc-xin có ít cơ hội lây lan vi-rút này hơn. Trường hợp này có vẻ đúng, ngay cả với biến chủng Delta dễ gây lây nhiễm hơn,” họ nói.

NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG

Những người đã được chích vắc-xin ít có khả năng trở nên bị nhiễm vi-rút gây COVID-19 hơn so với những người chưa được chích, và nếu bị nhiễm, thì ít có khả năng lây lan vi-rút corona sang người khác. Sự kết hợp của các yếu tố này nghĩa là trung bình, một người đã được chích vắc-xin, ít có khả năng lây truyền vi-rút hơn rất nhiều so với một người chưa được chích.

Sai – Tuyên bố này không chính xác.

* AAP FactCheck là thành viên được công nhận của(Mạng lưới Quốc tế về Kiểm tra Dữ kiện Thực tế). Muốn được cập nhật về những kiểm chứng dữ kiện thực tế mới nhất của chúng tôi, hãy theo chúng tôi trên  và .


Share
Published 16 February 2022 1:19pm
By AAP FactCheck
Source: AAP


Share this with family and friends