Các công ty đại diện di trú là đối tượng tiếp theo trong cuộc điều tra quốc hội

Tiếp theo các công ty đại diện giáo dục, các công ty đại diện di trú trục lợi trên những người mong mỏi được đến Úc sinh sống và làm việc là đối tượng của cuộc điều tra của Quốc hội.

The inquiry also comes off the back of a growing number of complaints in the sector.

The inquiry also comes off the back of a growing number of complaints in the sector. Source: SBS

Được học tiếng Anh ở Úc là ước mơ từ lâu của cặp vợ chồng người Brazil, anh James da Silva Quionha và cô Sabrina Azambuja Kochhan.

Khi họ tìm đến một công ty đại diện giáo dục cũng do chính những người đồng hương Brazil điều hành, họ được hứa hẹn ‘sẽ được hỗ trợ những bước đầu tiên để xin visa sinh viên’, cặp vợ chồng này tưởng rằng họ đã chạm tay đến giấc mơ để biến nó thành sự thật.

Nhưng sau khi trả khoản phí khoảng $11,000 cho công ty Tu Futuro en Australia để chi trả cho chi phí chỗ ở và đăng ký khóa học tiếng Anh dài 6 tháng, người chủ của công ty này đã biến mất.

Cặp vợ chồng này chỉ là một trong khoảng 100 sinh viên đến từ Nam Mỹ rơi vào tình trạng vô định sau khi tìm đến công ty này nhờ sắp xếp khóa học, chỗ ở, bảo hiểm và visa sinh viên.

Tổng cộng, những sinh viên đã trả cho công ty này ít nhất $500,000 cho những dịch vụ mà họ khai rằng không bao giờ thành hiện thực.

“Chúng tôi rất buồn. Ban đầu chúng tôi không tin, bởi vì chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng chuyện này lại xảy ra cho chúng tôi.”
James and Sabrina
Brazilian couple James and Sabrina lost $11,000 to an education agency. Source: SBS News

Cuộc điều tra quốc hội

Một cuộc điều tra quốc hội đã bắt đầu vào thứ Tư tại Canberra, mục tiêu nhằm vào các công ty đại diện di trú gian lận trục lợi trên những người đang đeo đuổi hi vọng được sinh sống, học tập và làm việc tại Úc.

Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có nhiều nạn nhân cho biết họ mất hàng chục ngàn đô la cho những lời hứa hẹn hão huyền từ các công ty đại diện di trú và các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Tại Úc, sẽ là phạm luật nếu đại diện giáo dục lại đi tư vấn di trú trừ khi họ có đăng ký là một đại diện di trú, thế nhưng trên thực tế, Bộ Nội Vụ cho biết họ đã nhận được nhiều chứng cứ cho thấy có các tổ chức về giáo dục làm chuyện này.

Cuộc điều tra là kết quả của những khiếu nại liên quan đến các công ty đại diện di trú ngày một gia tăng. Theo những số liệu từ chính phủ, chỉ riêng năm ngoái đã có hơn 7,300 khiếu nại liên quan đến những đại diện di trú có đăng ký, tăng từ 5,500 khiếu nại vào năm 2014.
"Các trường học thì luôn cố lôi kéo sinh viên đến học nên đã đưa ra những lời tư vấn gây lạc hướng. Họ nói với bạn ‘nếu học khóa học này thì có thể xin được visa này visa kia,” thế là sinh viên sẽ nghe theo là đóng tiền, để rồi cuối cùng thất vọng vì không xin được visa."
Tại phiên điều tra, Bộ Nội Vụ nói rằng hiện có mối đe dọa thực sự đến từ các đại diện di trú không đăng ký, hoặc làm ăn không đàng hoàng, trong đó có cả những nhóm tội phạm lợi dụng kẽ hở của hệ thống di trú hiện hành.

Bộ cho rằng, cần phải có những thay đổi trong cách chia sẻ chứng cứ và thông tin, vì cách sắp xếp hiện tại là một “trở ngại đáng kể” để điều tra những hành vi gian lận của các đại diện di trú, cả có đăng ký và không đăng ký.

“Những thay đổi này sẽ cho phép chúng tôi được linh động để giải quyết khi có những cáo buộc gửi đến, thay vì ngồi đợi các cuộc điều tra kéo dài lê thê,” Chỉ huy lực lượng biên phòng Úc châu James Coperman nói.

Các khiếu nại ngày một gia tăng

Giáo sư môn luật tại trường Đại học Sydney, Mary Crock, người chuyên nghiên cứu về luật di trú trong hơn 3 thập niên, bà nói hầu hết các đại diện di trú có đăng ký đều làm việc đàng hoàng theo yêu cầu của thân chủ.

Theo bà, hệ thống luật di trú tại Úc ngày càng siết chặt hơn có thể là nguyên nhân cho việc gia tăng các khiếu nại.

“Tôi ngờ rằng một trong những nguyên nhân khiến các khiếu nại ngày càng tăng là do nhiều người không thỏa mãn với kết quả di trú. Chứ tôi lại không thấy chất lượng của các đại diện di trú giảm sút,” bà nói.
Professor Mary Crock says there are no legal barriers stopping the government from releasing asylum seekers from offshore detention centres.
Professor Mary Crock says there are no legal barriers stopping the government from releasing asylum seekers from offshore detention centres. Source: SBS
Bà Crock nói một vấn đề nghiêm trọng khác là các trường học lại kiêm luôn cả việc tư vấn di trú cho các sinh viên.

“Đây là một mâu thuẫn về lợi ích rất rõ ràng. Các trường học thì luôn cố lôi kéo sinh viên đến học nên đã đưa ra những lời tư vấn gây lạc hướng. Họ nói với bạn ‘nếu học khóa học này thì có thể xin được visa này visa kia,” thế là sinh viên sẽ nghe theo là đóng tiền, để rồi cuối cùng thất vọng vì không xin được visa,” bà nói.

SBS News đã nhiều lần cố gắng liên lạc với công ty Tu Furuto En Australia những chưa nhận được phản hồi.

Dù bị mất rất nhiều tiền nhưng vợ chồng James và Sabrina đã mượn tiền ở Brazil, và chọn Brisbane để sống và họ đang đi làm và học tiếng Anh.

Họ đã gia hạn visa và dự tính sẽ ở Úc càng lâu càng tốt để tiếp tục học ngôn ngữ.

“Chúng tôi muốn ở Úc lâu thêm chút nữa,” Sabrina nói.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 27 June 2018 6:20pm
Updated 12 August 2022 3:43pm
By Jarni Blakkarly, Hương Lan


Share this with family and friends