Khi nào thì nên tiêm liều vắc-xin tăng cường sau khi nhiễm COVID-19?

Mặc cho mức độ tiêm chủng cao trên khắp nước Úc, sự xuất hiện của biến thể Omicron đã khiến hàng ngàn người bị nhiễm virus mỗi ngày. Vậy mất bao lâu sau khi nhiễm thì mới nên tiêm liều tăng cường? Sau đây là lời khuyên của chuyên gia.

Artwork shows calender with date circled and a man being vaccination

Source: SBS News

Từ cuối tháng Ba, những người từ 16 tuổi trở lên chỉ được xem là . Những ai đã tiêm mũi thứ hai quá 6 tháng và vẫn chưa tiêm nhắc lại sẽ bị coi là “quá hạn”.

Bạn có nên tiêm liều tăng cường sau khi đã nhiễm COVID-19?

Giới hữu trách Úc khuyến khích người dân nên tiêm liều tăng cường ngay cả khi họ đã từng nhiễm COVID-19.

Liều tăng cường sẽ bảo đảm sự bảo vệ liên tục, và giúp cho bất kỳ mức độ bảo vệ nào bạn có được sau khi phục hồi khỏi virus thậm chí còn mạnh và lâu dài hơn.

“Nếu bạn đã nhiễm bệnh trước đó, bạn đã tiêm liệu trình vắc-xin chính, và bạn đã tiêm mũi tăng cường, bạn sẽ có một hệ thống miễn dịch tốt nhất mà bạn có thể có,” bà Catherine Bennett, Trưởng khoa Dịch tễ học thuộc Đại học Deakin cho biết.

Chính xác thì bạn nên đợi bao lâu?

Các chuyên gia y tế cho biết bạn có thể đặt hẹn tiêm mũi tăng cường sau khi đã hồi phục hoàn toàn sau đợt bệnh cấp tính. Đối với nhiều người, điều đó thường xảy ra sau khoảng bốn đến sáu tuần.

“Một khi các triệu chứng của bạn đã khỏi, thực sự không có gì ngăn cản bạn tiêm liều tăng cường,” Giáo sư Bennett nói.

Bà cho biết khoảng thời gian sáu tuần sau khi nhiễm bệnh “có lẽ là thời điểm tốt để đặt hẹn chủng ngừa”.

Bà nói thêm: “Nếu bạn có các triệu chứng kéo dài, có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ – và điều đó sẽ giúp quyết định khi nào bạn có thể sẵn sàng cho liều tăng cường.”

Từ ngày 31/1, tất cả mọi người ở Úc đều hội đủ điều kiện để tiêm liều tăng cường ba tháng sau liều vắc-xin thứ hai của họ.

Bạn có khả năng miễn dịch tự nhiên như thế nào sau khi khỏi bệnh?

Khả năng này khác nhau ở mỗi người, vì lượng virus bị nhiễm cũng như thời gian lành bệnh có thể khác nhau.

“Tất cả những thứ đó có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của bạn,” Giáo sư Bennett nói.

“Việc nhiễm trùng có thể mang lại cho một số người sự bảo vệ khá tốt trong ngắn hạn. Nó có thể kéo dài trong ba tháng. Với những người khác, nó có thể kéo dài trong sáu tháng, hoặc nó có thể kéo dài trong vài tuần, hoặc bạn có thể đã lành bệnh mà không tạo ra kháng thể, và vì vậy bạn không có bất kỳ sự bảo vệ đặc biệt nào chống lại nó.

“Ý tưởng là đừng đợi cho đến khi bạn không còn sự bảo vệ tự nhiên nữa thì mới đi tiêm liều tăng cường, mà chỉ cần đợi đủ lâu để bạn không ở trong giai đoạn tích cực lây nhiễm.”

Để biết thông tin mới nhất về liều vắc-xin tăng cường, cũng như cách đặt hẹn, hãy ghé thăm .
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 15 February 2022 12:59am
Updated 12 August 2022 2:54pm
By Emma Lawson, Evan Young, Đăng Trình

Share this with family and friends