Liệu ăn nhiều sushi có bị nhiễm sán dây?

Người Úc rất thích sushi và tiêu thụ hơn 115 triệu cuộn sushi và sashimi mỗi năm. Thế nhưng trong tuần qua, một người đàn ông ở California đã phát hiện một con sán dây dài 1 mét rưỡi trong ruột của mình, sau khi bị đau bụng dữ dội và tiêu chảy ra máu. Nguyên nhân bị nghi ngờ là do anh này ăn cá sống hầu như mỗi ngày.

Lee Luk and sushi master Ryuichi Yoshii are serving up a menu that’s divided into raw, grilled and steamed.

Sushi and sashimi plate. Source: Brett Stevens

Sán dây là gì?

Theo ,sán dây là một loài ký sinh trùng có thể ký sinh ở người hoặc động vật như trâu, bò, heo… để lây bệnh. Đốt sán dây có hình dạng và màu sắc giống xơ mít nên dân gian hay gọi là sán xơ mít. Bệnh nhân có các triệu chứng như đầy bụng, đau vùng rốn, cảm thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp và thiếu máu...

Loài sán dây mà người đàn ông Mỹ này mắc phải có thể là sán dây cá (fish tapeworm), với danh pháp khoa học Diphyllobothrium latum. Đây là ký sinh ở người – có thể dài đến 10 mét và sống đến 20 năm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ đã xác nhận trong các loại cá hồi Thái Bình Dương, bao gồm cá hồi hoang dã ở Alaska. Đây có thể là nguồn gốc của con sán dây trong ruột của người đàn ông California này.

Các loại ký sinh trùng khác cũng có thể được tìm thấy trong những loại đồ biển sống hoặc tái, bao gồm Anisakis. Ấu trùng Anisakis (chỉ dài có 3cm), nhưng có thể gây ngay sau khi ăn cá bị nhiễm loại sán này.

Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra việc nhiễm ký sinh trùng do ăn sushi hoặc sashimi tại Úc. Từ trước đến nay chỉ có một trường hợp được ghi nhận (có họ hàng với sán dây cá), và .

Vì sao rủi ro lại thấp?

Hầu hết sushi và sashimi tại Úc được làm từ cá hồi hoặc cá ngừ.

Cá hồi nuôi ở Úc được cho ăn thức ăn viên, và không chứa ấu trùng sán dây cá hay Anisakis. Còn đối với cá ngừ và các loại cá khác được sử dụng làm sushi, chẳng hạn như kingfish, trong quá trình chế biến, luộc, rán hoặc sơ chế.

Những người mua cá sau đó sẽ chủ động rà soát nang và ấu trùng khi kiểm tra cá ngừ tại các buổi đấu giá. Và cuối cùng, khi các bếp trưởng chuyên nghiệp làm sushi, họ sẽ cẩn thận xắt miếng cá thành những lát nhỏ (3-10mm), làm tăng khả năng phát hiện ký sinh trùng.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyên rằng những loại đồ biển sống hoặc tái nên được đông lạnh ở nhiệt độ -35 độ C hoặc thấp hơn trong vòng 15 tiếng, hoặc đông lạnh theo lối truyền thống ở nhiệt độ -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày, bởi quy trình này sẽ giết chết bất kỳ loại ký sinh trùng nào.

Mặc dù nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do ăn sushi tại Úc là rất thấp, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch yếu được khuyên nên tránh ăn đồ biển sống hoặc tái.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 24 January 2018 8:32pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends