Gặp gỡ các em bé thú dễ thương ở Taronga Zoo

Được đi thăm những sinh linh bé nhỏ có nguy cơ tuyệt chủng là chuyện thích thú. Nhưng ngồi nhà vẫn có thể ngắm nhìn những em bé thú dễ cưng từ sở thú Sydney thì… còn gì tuyệt vời hơn.

Taronga Zoo

Làm quen các em bé thú dễ thương ở Taronga Zoo Source: Taronga Zoo

Sở thú Taronga ở Sydney nổi tiếng là mái nhà của hơn 4.000 loài động vật, và thường xuyên có tin mừng, khi các loài bò sát, động vật có vú, và chim thi nhau chào đời tại đây.

Trong suốt lịch sử 100 năm qua, Sở thú Taronga đã chứng kiến sự ra đời kỳ diệu của nhiều ‘em bé’ voi châu Á, tinh tinh, và tê giác trắng.

Một trong những công dân thú nhí nhất mới đến với Taronga Zoo là năm em bé sơ sinh feathertail glider, vài em vẫn còn chưa kịp mọc lông, chưa kịp mở mắt, và kích thướt chỉ bằng một nửa hạt gạo…

Chắc chắn sẽ trố mắt, trầm trồ, xuýt xoa khi làm quen với những gương mặt mới nhất, dễ cưng nhất ở trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Taronga Zoo.

Feathertail glider joeys – Sóc bay

Tổ tiên các em bé sóc bay từng làm ‘người mẫu’, được chọn là linh vật của Úc và xuất hiện trên đồng xu trị giá 1 cent của Úc nhiều năm về trước.

Trong thiên nhiên, sóc bay sống dọc bờ biển đông bộ nước Úc, nơi có nhiều cây xanh, nơi trú ẩn và nguồn thức ăn cho chúng.

African wild dog pups – Chó hoang châu Phi

Đáng buồn thay, các bạn nhỏ háu đói này đang là một trong những loài động vật có nguy cơ biến nhất nhất của châu Phi. Khu vực sinh sống giảm từ 33 còn 15 nước.

Tên khoa học là Lycaon pictus, nghĩa là "sói được sơn" – màu lông đen, vàng và trắng đốm như một bức tranh chắp vá bất thường.

Greater one-horned rhino calf – Tê giác một sừng

Anh bạn 'nhỏ bé' này tên Rajah, nghĩa là 'hoàng tử'.

Sự ra đời của em bé tê giác một sừng này là thành quả 15 năm làm việc miệt mài của các chuyên gia ở Taronga Zoo, trong nỗ lực bảo tồn các loài động vật dễ bị tổn thương, vì sừng của chúng đến nay vẫn còn được sử dụng trong một số bài thuốc cổ truyền châu Á.

Meerkat pups - Chồn đất châu Phi

Hai bạn chồn đất này tên Lwazi và Serati, phản ảnh nguồn gốc châu Phi từ sa mạc Kalahari. Mới một vài tuần tuổi, hai bạn đã tập luyện 'nhiệm vụ canh gác’, đứng trên hai chân sau.

Nhìn chồn đất châu Phi có vẻ dịu dàng, bé nhỏ và dễ thương, nhưng có khả năng tiêu diệt nhiều sinh vật có nọc độc như rắn và bọ cạp.

Echidna puggle – Thú lông nhím

Em bé thú lông nhím này tên Newman, để nhớ Seinfeld, đã chia sẽ đôi mắt tròn sáng cho em bé thú lông nhím này. Vì sao?  

Nhìn Newman có thân tròn chắc nịt và mỏ nhọn dài dễ thương này, ít ai tưởng tượng được cảnh tượng thương tâm khi người ta mang em về Taronga Zoo, sau khi hang trú ẩn bị một chiếc xe ủi đất đào xới năm ngoái. Sau rất nhiều thuốc trong sữa, Newman đã phục hồi nhiều.

Chameleon hatchlings - Tắc kè bông

Năm ngoái, sở thú chào đón hơn 20 tắc kè bông nở ra từ những cái trứng nhỏ xinh trong một khu vực dành riêng cho bò sát, và khí hậu được kiểm soát.

Những em bé sơ sinh tắc kè bông này có thể ngồi gọn gàng trên đầu một ngón tay, tổ tiên đến từ Yemen và Saudi Arabia.

Giraffe calf – Hươu cao cổ

Em bé cổ dài Nyah, tiếng Swahili nghĩa là 'mục đích', chào đời ngày 1/1/2016, một khởi đầu thú vị dành cho sở thú Taronga.

Nyah có vẻ rụt rè, e thẹn khi cả ngày chỉ im lặng rong khu vực dành cho hưu cao cổ.

Francois' langur baby - Voọc Francois

Với bộ lông màu cam tươi vô cùng bắt mắt, các chuyên viên sở thú Taronga đặt tên cho em bé linh trưởng này là Nangua, tiếng Hoa nghĩa là trái bí ngô.

Và để giữ đúng hành vi ‘nuôi con chung’ trong tự nhiên của loài khỉ thuộc hàng hiếm nhất thế giới này, các chuyên viên để cho các bà mẹ khỉ khác nhau thay phiên chăm sóc Nangua từ ngày mới sinh…

Oriental small-clawed otter pups - Rái cá vuốt bé

Những em bé rái cá bé xíu này là cư dân của Taronga Zoo Western Plains ở Dubbo, NSW. Đây là loài rái cá nhỏ nhất thế giới, khi trưởng thành thì cân nặng vẫn nhẹ hơn 5kg, sống ở các các đầm nước mặn và ruộng lúa Đông Nam Á và một số nơi ở Trung Quốc. Loài này nổi bật với chiếc vuốt chân bé đặc trưng.

Bạn có thể vô cùng ngạc nhiên khi biết chúng có tổ chức xã hội khá chặt chẽ, các chuyên viên làm việc ở sở thú Taronga chứng kiến cha và mẹ cùng nhau nuôi lớn con cái, các anh chị lớn trong nhà giúp cha mẹ… trông em!

Cheetah cub – Báo săn mồi

Làm quen một công dân khác ở Dubbo, báo con Siri, tiếng Swahili nghĩa là ‘bí mật’.

Xinh đẹp như vậy nhưng hẩm hiu, bị mẹ bỏ rơi, cô báo này đang trong vòng tay chăm sóc của các chuyên làm việc ở Taronga.

Brush-tailed rock wallaby joey – Rock Wallaby đuôi bàn chải

Những em bé wallaby đá này thường ‘trốn’ 6 tháng trong túi bụng của mẹ trước khi ló mặt ra ngoài.

Loài đông vật bản địa của Úc này có số lượng phong phú, sinh sống rộng khắp phía đông nam đất nước, những khu vực đá chồng lên nhau tao nên những vách đá trong rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, gần đây số lượng đang bị đe dọa bởi cáo và mèo hoang.

Common ring-tailed possum joey – Possum

Lại một thú bản địa Úc bị thương và bơ vơ trong tự nhiên, trước khi được các nhân viên sở thú Taronga đem về nuôi dưỡng.

Em bé possum này tên Harry, giống như nhiều possum con khác cùng hoàn cảnh, mẹ bị giết trên đường vì xe cán hay vô tình chạm tay vào những cột điện nguy hiểm.

Australian Sea-lion pup – Sư tử biển Úc

Em bé sư tử biển Úc này tên Max, sắp sinh nhật 1 tuổi. Ngoài tự nhiên, sư tử biển hoang dã thường bị trọng thương bởi những mảnh vỡ trôi trên biển.

Ở sở thú Taronga, Max thích nghịch nước và học diễn trò với người chăm sóc.

Koala joey – Gấu túi Koala

Gấu con này tên Kirra, tiếng Thổ dân nghĩa là 'lá', bạn nhỏ này thích khám phá thế giới bên ngoài hơn là chui rúc trong túi của mẹ.

Đây là loại động vật có các tính năng tuyệt vời, gấu túi là động vật duy nhất được biết có khả năng phát triển với não nhỏ hơn, để bảo tồn năng lượng. Trong khi đó koala lại có chiếc mũi khổng lồ, giúp phát hiện các độc tố trong lá trước khi quyết định có ăn hay không.


Xem xong những tấm hình em bé thú dễ cưng này, có ai muốn đi Taronga zoo để nhìn ngắm tận mắt không nhỉ?


Share
Published 31 March 2016 4:16pm
Updated 12 August 2022 4:01pm
By Trinh Nguyen, Sophie Verass


Share this with family and friends