Những app dành cho người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có thực sự giúp ích?

Mở một meditation app lên để nghe thứ âm thanh ru mình vào giấc ngủ hay giúp dịu lại hơi thở và ngồi thiền… không còn là chuyện xa lạ trong đời sống vội vã và đầy sự trợ giúp từ chiếc điện thoại thông minh. Nhưng nếu app đó liên quan đến việc chữa trị các chứng bệnh tâm thần?

yoga, phone

Which mental health apps are worth it? Source: Pixabay

Một nghiên cứu gần đây của kết luận rằng ngay cả những app - ứng dụng trên các thiết bị thông minh ‘đàng hoàng nhất’ (được khoa học xác minh và không khiến người sử dụng quá tốn kém) cũng không nên được dùng như một cách chữa trị tự thân riêng lẻ.

Người đứng đầu nghiên cứu này, Tiến sĩ Fiona McKay cho rằng “các app này có thể dùng bổ sung như một hình thức chăm sóc kèm theo, nhưng không thể dùng như một hình thức chữa trị thay thế”.
“Trong khi có nhiều app hay và tốt ngoài kia, thì cũng có rất nhiều app không có các tính năng giúp người sử dụng khỏe mạnh hơn".
Sau khi xem xét tổng cộng 348 app về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe nói chung trên điện thoại dùng Apple và Android , nghiên cứu năm 2019 này tìm thấy hầu hết các app hiện có không dựa trên các bằng chứng khoa học nào, cho dù có những app ‘móc túi’ người sử dụng đến $50 mỗi tháng.

Các nhà nghiên cứu phải ‘tặng’ cho 75% các app này chỉ 2,5/5 sao (hoặc ít hơn).

“Trong khi có nhiều app hay và tốt ngoài kia, thì cũng có rất nhiều app không có các tính năng giúp người sử dụng khỏe mạnh hơn.

“Chúng tôi đề nghị mọi người dành thời gian để xem xét kỹ bất kỳ app nào họ dự định sử dụng và tận dụng mọi thời gian dùng thử trước khi đăng ký chính thức (và có thể phải trả tiền)” Tiến sĩ McKay nói.
Đến từ , Tiến sĩ Mark Larsen với kinh nghiệm nghiên cứu các app về sức khỏe 15 năm nay cho rằng “nếu không có bằng chứng khoa học, chúng ta không thể biết rằng liệu các app đó có thực sự giúp ích cho người dùng không”.

“Chúng tôi xem xét nội dung của các app hiện có công khai, chúng tôi nhận thấy một số app không có bằng chứng khoa học này có khả năng gây nguy hiểm cho người dùng,” Tiến sĩ Larsen cảnh báo.

Theo ông Larsen, một trong những điều rất đáng sợ là chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ phát triển đến mức bất kỳ ai cũng có thể tạo ra và phổ biến một cái app có một chức năng nào đó, mà không cần trải qua sự kiểm chứng, nghiên cứu nghiêm ngặt nào.

Theo VicHealth và Black Dog Institute, vài app sức khỏe tâm thần tốt nhất hiện nay là:

  • hướng đến việc giúp người dùng kiểm soát được chứng lo âu của mình.
  • hướng dẫn thực hành thiền và quay về chánh niệm.
  • tập trung vào những bài tập ‘thể dục’ tinh thần, có tính năng theo dõi tâm trạng và các công cụ trợ giúp hơi thở và suy nghĩ.
  • hoạt động dựa trên nền tảng của Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT)
  • là một app được thiết kế cho người Úc để kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe tâm thần và an vui của họ.
Trước đó, một nghiên cứu công bố năm 2018 của so sánh các app trợ giúp người có vấn đề sức khỏe tâm thần dựa trên bằng chứng khoa học với các phương pháp chữa trị bệnh tâm thần truyền thống đối với các bệnh trầm cảm, lo âu và tâm thần phân liệt, tìm thấy các app này thực sự giúp ích trong một số trường hợp.

Cụ thể trong các trường hợp trầm cảm tiết chế được và người mắc chứng lo âu quá độ, việc dùng các app này thực sự giúp ích, đặc biệt là khi kết hợp với liệu pháp trực diện hoặc các liệu pháp trên internet.
"Một số app không có bằng chứng khoa học này có khả năng gây nguy hiểm cho người dùng."
Một nghiên cứu khác cũng từ Hoa Kỳ xem xét cách các ứng dụng sức khỏe tâm thần được quảng cáo và tiếp thị đến người dùng. Nghiên cứu này tìm thấy các quảng cáo đã rất hiệu quả, khiến cho người không có vấn đề về sức khỏe tâm thần tin mình có bệnh. Đồng thời các quảng cáo này cũng ám chỉ rằng chỉ có cá nhân người bệnh mới chăm sóc được tình trạng sức khỏe tâm thần của họ.

Bằng phương pháp phân tích nội dung, các nhà nghiên cứu xác định được hai thông điệp chi phối là “sức khỏe tâm thần kém, yếu ớt là chuyện thường thấy” và “mỗi cá nhân có thể dễ dàng quản lý các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình chỉ bằng các ứng dụng”.

Tệ hại hơn, nhóm nghiên cứu thấy rằng hai thông điệp đó đi rất xa và dẫn dắt người dùng, khiến cho người ta có xu hướng đẩy những cảm xúc bình thường lên thành các triệu chứng suy giảm sức khỏe tâm thần.

Tiến sĩ Mark Larsen, trong khi trả lời phỏng vấn của Sydney Morning Herald, cho rằng làm như vậy hoàn toàn không có lợi cho bệnh nhân, chỉ gây thêm vấn đề, dẫn đến việc chữa trị không cần thiết trong khi những người thực sự có bệnh thì không có đủ sự chăm sóc.
Nghiên cứu này tìm thấy các quảng cáo đã rất hiệu quả, khiến cho người không có vấn đề về sức khỏe tâm thần tin mình có bệnh.
Vậy, làm sao để chọn đúng ứng dụng sức khỏe tâm thần, đặc biệt là những trường hợp cần chữa trị?

Lời khuyên của ông Larsen là người dùng hãy tìm kiếm các ứng dụng do các tổ chức có uy tín như viện nghiên cứu, trường đại học phát triển. Theo ông những ứng dụng này có nhiều khả năng đã trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt và dựa trên nền tảng của các nghiên cứu mới nhất.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 April 2019 5:37pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends