Những điều đúng và không đúng về dầu dừa

Rất nhiều những lời quảng cáo cho rằng dầu dừa giúp giảm cân, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol, và dầu dừa giúp khoẻ da, bóng tóc, cái nào mới thực sự đúng?

Coconut oil

Coconut oil Source: Pixabay

Dừa, một loại trái phổ biến vùng nhiệt đới, từ lâu đã được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ là loại thức uống giải khát, là nguồn thực phẩm, dầu chiết xuất từ trái dừa còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và làm đẹp.

Dầu dừa hiện là một sản phẩm được nhiều người ưa thích, đặc biệt là phái đẹp, không ít người sử dụng dầu dừa như là một sản phẩm chăm sóc da và tóc, và còn có nhiều khẳng định về giá trị y khoa của dầu dừa. Nhưng khẳng định nào là đúng?

Dầu dừa giúp giảm cân

Có thể dễ dàng tìm thấy vô số những bài viết khẳng định tính năng giảm cân của dầu dừa trên internet, thế nhưng chưa có một nghiên cứu nào chứng minh điều này.

Nhiều thông tin cho rằng dầu dừa có tính năng đặc biệt giúp loại bỏ mỡ trong cơ thể, do dầu dừa chứa lượng lớn axit béo chuỗi trung bình hay còn gọi là MCT, có thể tan trong nước và thường được truyền cho những người bị suy dinh dưỡng.

MCT cũng có khả năng hấp thu trực tiếp vào gan, có nghĩa là chất béo này thường được dùng làm chất chuyển hóa nhanh hơn các chất béo khác.

Và cũng có một số bằng chứng cho thất MCT có khả năng làm giảm cân, mặc dù nó có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, chóng mặt, đầy hơi.
Coconut oil
Source: Pixabay
Tuy nhiên, MCT được tạo nên từ hai loại axit béo – caprylic và capric axit – và dầu dừa thì chỉ chứa một phần nhỏ hai loại axit này. Chủ yếu axit béo trong dầu dừa là lauric axit, không tan trong gan nhưng là chất béo tan được và trao đổi chất trong cơ thể như những loại chất béo bão hòa khác.

Điều duy nhất có thể giúp ích trong việc giảm béo, đó là dừa có thể cắt cơn đói. Khi bạn đói, hãy ăn một miếng cơm dừa nhỏ, nó sẽ giúp bao tử của bạn bớt cảm giác thèm ăn.

Dầu dừa giúp giảm bệnh tim mạch

Đã có các cuộc nghiên cứu trước đây tiến hành trên những cư dân sinh sống ở các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương, xứ sở của dừa, và nơi đây, người dân tiêu thụ dừa hàng ngày. Ngoài ra, chế độ ăn uống của họ chủ yếu là hải sản, cá, trái cây, chuối, và khoai môn.

Một cuộc nghiên cứu khác cũng được tiến hành đối với cư dân ở một hòn đảo nhỏ thuộc Papua New Guinea, và ngoài dừa, chế độ ăn uống của họ chủ yếu là khoai lang, khoai môn, chuối, trái cây nhiệt đới và cá.
Coconut tree
Source: Pixabay
Các cuộc nghiên cứu trên được thực hiện vào những năm 1960s, và kết quả cho thấy cư dân tại đây có tỷ lệ bệnh tim mạch rất thấp.

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, mặc dù cư dân ở những hòn đảo này vẫn ăn dừa nhưng chế độ ăn uống hàng ngày đã thay đổi và khẩu phần ăn đã nhiều hơn xưa, và kết quả là họ hiện nằm trong danh sách những người bị béo phì, tỷ lệ bệnh tim mạch cao, bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp ba lần ở Úc.

Do đó, không thể hoàn toàn dựa vào dầu dừa để giảm cholesterol trong máu hoặc ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Dầu dừa diệt vi khuẩn và vi-rút

Nhiều khẳng định cho rằng dầu dừa có khả năng diệt vi-rút, nấm và vi khuẩn, do dầu dừa chứa monolaurin, một hợp chất chiết xuất từ axit lauric.

Một thí nghiệm trên chuột cho thấy monolaurin có tác dụng chống tụ cầu khuẩn, một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nhưng các nhà nghiên cứu lại không tìm thấy tính năng này ở dầu dừa tinh luyện hay dầu dừa nguyên chất.

Ở một số loại nhiễm trùng, monolaurin có thể giúp ích, nhưng đây là suy đoán không chính xác và sẽ không tin cậy nếu khẳng định chính dầu dừa là nguyên nhân diệt vi khuẩn.

Thay vào đó, monolaurin ở dạng sản xuất (monolaurate glycerol) được tìm thấy trong dầu dừa. Chất này phổ biến với tính năng làm mềm và dễ thẩm thấu nên được dùng trong mỹ phẩm, nước giặt và xà bông. Chính vì những tính năng này nên dầu dừa được dùng để sản xuất dầu dưỡng da và nước tẩy trang.

Dầu dừa giúp điều trị tóc hư tổn

Chính vì dầu dừa có tính năng làm mềm nên những bạn có mái tóc khô, hư tổn nặng, dầu dừa có thể giúp giữ ẩm và thẩm thấu vào bên trong sợi tóc giúp sợi tóc bóng mượt.
oil for hair
Source: wikimedia commons

Dầu dừa làm trắng răng

Tuyên bố này cũng là một suy đoán không có căn cứ khác về việc dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn, và cũng chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy dầu dừa có thể thay thế việc chăm sóc răng miệng bằng kem đánh răng và bàn chải.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 31 October 2017 1:23am
Updated 31 October 2017 12:00pm
By Hương Lan
Source: The Conversation

Share this with family and friends