Những sai lầm của cha mẹ Úc khiến con cái không biết quý trọng tiền

Nhiều cha mẹ sử dụng thẻ tín dụng trước mặt con nhưng chưa bao giờ cho con biết cách thức hoạt động của thẻ tín dụng và tiền trong đó từ đâu ra. Để trẻ hình thành quan niệm và thái độ đúng đắn về tiền bạc, các bậc phụ huynh phải tránh những suy nghĩ sai lầm sau đây.

Family Airport Travel

Family Source: Wikimedia commons

Cha mẹ không nói chuyện với con về tiền bạc

Những lần con ra ngoài vui chơi, quý vị thường dặn đi dặn lại “Đi đường nhớ cẩn thận”, “Đừng nói chuyện với người lạ" nhưng lại ít khi đề cập vấn đề tiền bạc.

Nhiều phụ huynh hoàn toàn không giải thích tình hình kinh tế của gia đình cho con cái biết, cũng không giúp con hiểu được ý nghĩa thực sự của đồng tiền, thậm chí có người còn dạy trẻ rằng tiền là một thứ rất dơ bẩn.

Dù trẻ còn nhỏ, chưa hiểu hết ý nghĩa của đồng tiền nhưng nên để trẻ sớm hiểu được tình hình tài chính của gia đình, cho trẻ có được một “giới hạn chi tiêu”, để trẻ biết mình nên sử dụng số tiền tiêu vặt thế nào cho hợp lý.
Money tree
Set kids up with good saving habits so they learn money doesn't grow on trees. Source: Flickr

Sử dụng thẻ tín dụng trước mặt con nhưng chưa bao giờ giải thích

Thứ duy nhất mà các em nhìn thấy là tấm thẻ “kỳ diệu” có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của mình, muốn mua gì cứ quẹt thẻ là được.

Khi trưởng thành, trẻ có thể lạm dụng thẻ tín dụng và để lại nợ nần. Cha mẹ nên giải thích một chút cho trẻ biết rằng dùng thẻ tín dụng thì cuối tháng sẽ phải thanh toán lại những hóa đơn đã dùng trước đó.
$100 Australian dollar notes pop out of a wallet with credit cards, pictured in Brisbane, Tuesday, Aug. 20, 2013. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING
(AAP) Source: AAP

Không dám từ chối mọi yêu cầu của con

Nhiều bố mẹ thể hiện tình yêu thương con cái bằng cách luôn đáp ứng mọi nguyện vọng của trẻ, bất chấp việc đó có đi ngược lại nguyên tắc chi tiêu của mình và thậm chí phải chi tiêu vượt quá mức dự tính.

Thói quen này vô tình khiến trẻ lớn lên trở thành một người luôn đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay lập tức. Để tránh tình trạng này, phụ huynh nên giúp trẻ phân biệt được giữa “ước muốn” và “cần thiết”, để trẻ có thể kiềm chế thói quen muốn mua thứ này thứ kia, biết lúc nào thì nên tiết kiệm tiền bạc
Family Airport Travel
Family Airport Travel Source: Wikimedia commons

Cùng con “nói dối” về tiền bạc

Theo nghiên cứu của tờ The Economist, có đến 31% người trưởng thành thường nói dối bạn đời về tiền bạc. Thêm vào đó, khi quý vị “kết hợp” với con để thực hiện lời nói dối này, chẳng hạn như “Đây là bí mật nhỏ của hai mẹ con mình nhé”, “Con đừng nói cho ba biết nhé", trẻ sẽ cho rằng bản thân mình cũng không cần thiết phải trung thực trong chuyện tiền bạc sau này.

Đa số quan niệm về tiền của con người đều học được từ cha mẹ khi còn nhỏ. Vì vậy, nếu cha mẹ có biểu hiện không thành thực thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan niệm của trẻ về sau.

Nhiều gia đình tiêu xài cho các vấn đề giải trí quá mức

Nếu mọi niềm vui của gia đình chúng ta đều phải dùng tiền để đánh đổi trong các lần vui chơi, ăn uống, nghỉ mát sẽ khiến trẻ đánh đồng niềm vui với việc tiêu tiền.

Để không khí gia đình thêm khắng khít, không nhất thiết phải cần tiền mới được.

Những buổi quây quần sau bữa cơm, tập thể dục ở công viên, đi thăm viện bảo tàng, tham gia các trò chơi ngoài trời… đều có thể mang lại ích lợi cả về tinh thần lẫn sức khỏe. Có như vậy, trẻ mới hiểu đúng về giá trị tinh thần và không cho rằng “có tiền là có tất cả”.
Family
Time to take a break? Source: Wikipedia

Không dạy con biết dành dụm cho lúc nguy cấp

Đừng cho rằng trẻ còn nhỏ thì dù có việc gấp cũng sẽ do phụ huynh chi tiền. Thực ra, khi trẻ đã được khoảng 4 tuổi trở lên, cha mẹ nên dạy trẻ những nguyên tắc sử dụng tiền và tiết kiệm tiền. Chẳng hạn, quý vị có thể hướng dẫn trẻ mỗi tháng để dành một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bạn nghèo khó, mua quyển sách tô màu mới hay thậm chí lúc đói bụng, trẻ vẫn có tiền dành dụm để tự mua chiếc bánh cho mình…
Man looking at stack of coins
Man Examining Stack of Coins Source: AAP

Cha mẹ mâu thuẫn, cãi vã vì tiền bạc trước mặt con

Không khí gia đình căng thẳng, cãi cọ vì chuyện tiền bạc sẽ khiến trẻ cảm thấy tiền là một thứ rất tệ. Sau khi trưởng thành, trẻ có thể mang theo tâm lý sợ hãi và lo lắng khi đối mặt với những vấn đề liên quan đến tiền.

 

 


Share
Published 6 September 2016 4:53pm
Updated 6 September 2016 4:56pm
By Bích Ngọc

Share this with family and friends