Scams Awareness Week 2019: Bạn đủ thông minh trước kẻ lừa đảo?

Báo cáo của Scamwatch và các cơ quan chính phủ cho thấy thiệt hại vì lừa đảo sẽ vượt mức 535 triệu đô la vào cuối năm nay, tức là lần đầu tiên vượt qua nửa tỷ đô la.

Stay smart online

Stay smart online Source: Stay Smart Online

Theo dự đoán từ các cơ quan hữu trách, người dân Úc ​​sẽ mất một khoản tiền kỷ lục vì các vụ lừa đảo trong năm 2019 này.

Nửa tỷ Úc kim vào túi bọn lừa đảo

Theo dự đoán cho đến lúc này từ báo cáo của cơ quan Scamwatch và các cơ quan chính phủ khác thì thiệt hại sẽ vượt mức 535 triệu đô la vào cuối năm nay, tức là lần đầu tiên vượt qua nửa tỷ đô la.

Chính vì thế mà chủ đề Tuần lễ nhận thức về nạn lừa đảo toàn quốc năm nay (12-16 / 8) chính là “Bạn quá thông minh nên không bị lừa đảo?”

ACCC cùng với hơn 100 đối tác trong chiến dịch của chính phủ và ngành kỹ nghệ hiện đang kêu gọi người tiêu dùng kiểm tra kiến ​​thức về những mánh khóe lừa đảo và tự mình cập nhật các cách thức tự bảo vệ khỏi lừa đảo và kỹ năng phát hiện các chiêu thức lừa đảo.

Nhiều người tự tin rằng họ sẽ không bao giờ rơi vào một vụ lừa đảo, thế nhưng thì chính cái suy nghĩ đó là điều mà những kẻ lừa đảo nhắm đến, Phó chủ tịch của ACCC Delia Rickard chia sẻ về thực tế lừa đảo ở Úc.

Cũng theo bà Rickard, người dân cần cập thông tin và thay đổi quan điểm của họ về lừa đảo, để chúng ta ít bị tổn thương hơn.

Chiêu lừa nào gây thiệt hại nặng nhất?

Tìm hiểu đôi nét quan trọng trong thông báo của ACCC cho thấy, lừa đảo đầu tư là một trong những trò gian lận tinh vi và thuyết phục nhất và tiếp tục gây ra mức thiệt hại lớn nhất tại Úc.

Gần một nửa số vụ lừa đảo đầu tư được báo cáo trong năm nay dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng.

Bên cạnh đó là những trò gian lận khác, từ lừa tình, lừa tiền online, đến lừa đảo trên phương tiện truyền thông xã hội, với Lừa đảo xổ số, rút thăm trên Facebook, lừa đảo đa cấp, và lừa đảo tiền điện tử được cho là đặc biệt phổ biến trong năm nay.

Lừa đảo đầu tư tiền điện tử đã chứng kiến các nạn nhân đau đớn nhất, chỉ riêng các tin báo cho ACCC thì người Úc đã thiệt hại đến 14.76 triệu đô la từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2019.

Nhiều người sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, chứng thực rằng đã có kẻ mạo danh người nổi tiếng hoặc giả mạo cả một nền tảng giao dịch trực tuyến để đi lừa các nạn nhân.
Vài lời khuyên từ ACCC

Theo ACCC, lời khuyên là hãy cảnh giác với những quảng cáo bạn thấy trên internet.

Nạn nhân thường bị thuyết phục bởi cái gọi là trông như thật của các trang mạo danh người nổi tiếng hoặc các cơ hội không thể bỏ qua trên Google.

Theo bà Rickard từ ACCC thì vạn không bao giờ biết chắc chắn ai là người mà bạn đang giao dịch hay liệu họ có đáng tin hay không.

“Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với một ai đó chưa rõ ràng trên phương tiện truyền thông xã hội, hãy gọi cho họ.”

“Hãy tìm các cách khác nhau để liên hệ với họ trước khi thực hiện bất kỳ lời khuyên nào có thể dẫn đến việc bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc giao dịch bằng tiền của bạn,” bà Rickard nói.

Scamwatch cũng đề nghị mọi người kiểm tra danh sách các công ty mà bạn không nên làm việc mà ASIC đưa ra.

Nếu công ty nào đó trong danh sách cảnh báo này liên hệ với bạn thì không giao dịch với họ và ngay cả khi công ty không được liệt kê, thì vẫn tiếp tục nghiên cứu và nói chuyện với một cố vấn tài chính trước khi đầu tư.

Cách nhanh nhất đối phó với lừa đảo trên mạng

Theo ACCC, hãy thận trọng khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, khi mua sắm trực tuyến và khi trả lời điện thoại và không bao giờ cung cấp cho bất kỳ ai đã liên lạc với bạn về các chi tiết cá nhân, chi tiết ngân hàng hoặc truy cập từ xa vào máy tính của bạn, bất kể họ nói họ là ai.

Tốt nhất là hãy giả định những kẻ lừa đảo ở khắp mọi nơi, chỉ chờ đợi bạn mất cảnh giác để lừa mà thôi.

Hãy nhớ rằng, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân và không ai là ‘quá thông minh để bị lừa đảo. Luôn tự hỏi mình, đây có phải là một trò lừa đảo không? Và và nếu bạn có nghi ngờ, thì lựa chọn cách an toàn nhất là từ chối liên lạc hoặc cúp điện thoại.

Lưu ý: ACCC đã thực hiện một loạt các video trong đó chia sẻ các mẹo và thủ thuật để phát hiện một trò lừa đảo và để kiểm tra mọi người xem “Nhận thức về lừa đảo đến đâu.”

Loạt video đầy đủ cũng có sẵn trên YouTube
Hoặc tìm kiếm trên Google “Scams Awareness Week 2019”

Cách khác là truy cập để báo cáo các trò gian lận và tìm hiểu cách tự bảo vệ mình.

Bạn cũng có thể theo dõi @scamwatch_gov trên Twitter và đăng ký thông báo tại


Share
Published 13 August 2019 4:32pm
Updated 13 August 2019 4:44pm
By Xuân Ngọc

Share this with family and friends