Tìm thấy bằng chứng cổ nhất về sự tồn tại của thổ dân Úc

Những bằng chứng tìm thấy trong hang đá Warratyi tại Flinders Ranges, bắc Adelaide, cho thấy người thổ dân đã tồn tại từ trước thời gian người ta nghĩ, khoảng 10 ngàn năm.

Clifford Coulthard and Sophia Wilton with Christine Coulthard of the Adnyamathanha Traditional Lands Association

Clifford Coulthard and Sophia Wilton with Christine Coulthard of the Adnyamathanha Traditional Lands Association Source: Suppliedto ABC by Giles Mamm

Những gì tìm được trong hang đá được biết đến với tên Warratyi, cho thấy thổ dân Úc đã định cư trong nội địa cách đây chừng 49 ngàn năm, tức xưa hơn những gì người ta nghĩ đến 10 ngàn năm.

Hang đá nằm cách Adelaide 550 cây số về hướng Bắc ở một vùng thuộc bộ tộc Adnyamathanha, đã được khám phá một cách tình cờ.

Một già làng dừng xe để đi tiểu thì tìm thấy cái hang, với vết khói bám đầy trên nóc hang, dấu vết của con người.

Các nhà khảo cổ cùng với dân làng sau đó đã đào được 4.300 vật và 200 hóa thạch của xương động vật có vú và một loài nhuyễn thể.

Nhà khảo cổ Giles Hamm cho biết những gì họ tìm thấy thật bất ngờ.

"Mới đầu chúng tôi nghĩ rằng những vật tìm thấy chắc vào khoảng 5 ngàn năm tuổi. Nhưng thật ra tuổi của chúng đến 49 ngàn năm thì quả thật là sốc."

Kết quả xét nghiệm tuổi của các vật và hóa thạch cho thấy con người đã ở trong hang này cách đây từ 46 đến 49 ngàn năm.

Không chỉ sự lâu đời mà vị trí của hang cũng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì cái hang động xưa nhất tìm thấy trong nội địa Úc trước đó là ở khu vực Puritjarra, phía tây của trung tâm lục địa, cũng chỉ vào khoảng 38 ngàn năm tuổi.

Tuy nhiên các nhà khảo cổ tin rằng người thổ dân định cư trước khi nơi đó trở nên khô cằn.

"Có nghĩa là họ bị kẹt trong rặng núi Flinders Ranges bởi vì khí hậu thay đổi, rất nguy hiểm nếu ra khỏi khu vực có nhiều dòng suối," ông Mamm nó́i.

Các nhà khảo cổ cho biết xét nghiệm DNA cho thấy người thổ dân thích nghi với khu vực sa mạc khô cằn trong trung tâm nước Úc chừng 50 ngàn năm trước, nhưng họ nhanh chóng di cư xuống miền nam.

Một trong những vật tìm thấy trong hang Warratyi có ý nghĩa rất quan trọng là một cây kim may làm bằng đá.

Trước đây người ta nghĩ rằng thổ dân ở Úc và Đông Nam Á bắt đầu sử dụng dụng cụ cách đây từ 38 đến 40 ngàn năm, dụng cụ làm bằng đá và gỗ có từ ít nhất 24 ngàn năm, và sử dụng đá vôi từ cách đây 33 đến 40 ngàn năm.

Các nhà khảo cổ cho biết trong số hóa thạch xương tìm thấy trong hang có xương của con Diprotodon Opatum, tức con wombat khổng lồ, và vỏ trứng của một chim khổng lồ sống cách đây từ 45 đến 50 ngàn năm.

Viết trên tạp chí Nature, giáo sư Gavin Prideaux thuộc Khoa Sinh học của Flinders University những gì tìm thấy là một bước ngoặc trong cuộc tranh luận ai làm cho những loài vật khổng lồ tuyệt chủng, vì con người hay vì khí hậu biến đổi.

Giáo sư Prideaux tin rằng hóa thạch xương tìm thấy trong hang là bằng chứng rõ rằng cho thấy con người đã sống cùng với các loài thú khổng lồ và ăn thịt chúng.

Còn khám này này có ý nghĩ thế nào với người thổ dân? Ông Clifford Coulthard, thuộc Hiệp hội đất truyền thống của người Adnyamathanha, nói rằng khám phá mới mang ý nghĩa giáo dục vô cùng quan trọng cho các thế hệ sau.

"Khám phá này là cho giới trẻ để họ hiểu họ đến từ đâu, và bộ tộc của tôi rất tự hào là chúng tôi đã có mặt từ đó đến bây giờ."

Ông Coullthard cho biết hồi ông còn trẻ ông đã nghe các già làng kể với ông là có người sống ở khu vực này và cho biết còn nhiều hang đá như vậy.

Nhưng rồi ông không thể nhớ hết các thông tin đó cho đến khi ông hợp tác với nhà khảo cổ Giles Hamm, thì linh hồn tổ tiên đã dẫn đường họ đến hang Warratyi.
Bằng chứng mới cho thấy thổ dân Úc sống cùng thời với loài Diprotodon Opatum
Bằng chứng mới cho thấy thổ dân Úc sống cùng thời với loài Diprotodon Opatum Source: Wikimedia Commons: Dmitry Bogdanov



Share
Published 3 November 2016 4:39pm
Updated 3 November 2016 4:50pm
By Quốc Vinh

Share this with family and friends