Trung Quốc mất quyền truy cập vào trạm quan sát không gian ở Tây Úc

Tập đoàn Vũ trụ Thụy Điển (SSC), chủ sở hữu một trạm quan sát không gian ở Tây Úc, cho biết Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào trạm này sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn.

China will lose access to the Swedish-owned Yatharagga Satellite Station in Western Australia when the current contract expires.

China will lose access to the Swedish-owned Yatharagga Satellite Station in Western Australia when the current contract expires. Source: SSC Space Australia

Highlights
  • Tập đoàn Vũ trụ Thuỵ Điển (SSC) sẽ ngừng không cho Trung Quốc thuê trạm quan sát không gian ở Tây Úc sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn
  • Trạm này nằm gần một trạm vệ tinh khác chủ yếu do các cơ quan Mỹ sử dụng
  • Trung Quốc đang ngày càng mở rộng năng lực không gian, bao gồm việc phát triển mạng lưới định vị Beidou
Công ty này nói với  rằng họ sẽ không ký thêm bất kỳ hợp đồng nào với các khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, họ không tiết lộ khi nào thì hợp đồng hiện tại sẽ hết hạn.

“Do sự phức tạp của thị trường Trung Quốc, xuất phát từ bối cảnh địa chính trị chung, SSC đã quyết định tập trung vào các thị trường khác trong những năm tới,” SSC nói.

SSC đã ký hợp đồng cho phép Bắc Kinh tiếp cận , cách Perth khoảng 350 km về phía bắc, từ năm 2011.

Ăng-ten này nằm gần một trạm vệ tinh khác chủ yếu do các cơ quan Mỹ sử dụng, trong đó có NASA.

Lần cuối cùng Trung Quốc sử dụng trạm Yatharagga là vào tháng 6/2013 nhằm hỗ trợ sứ mệnh Thần Châu 10 (Shenzhou 10).

Việc mở rộng năng lực không gian của Trung Quốc, bao gồm sự phát triển ngày càng tinh vi của mạng lưới định vị Beidou, là một trong những vấn đề gây căng thẳng với Hoa Kỳ.

Úc là một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, có sự hợp tác trong các chương trình nghiên cứu không gian, trong khi quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Canberra và Bắc Kinh đang ngày càng rạn nứt.

Các trạm quan sát vũ trụ từ mặt đất là một phần quan trọng trong các chương trình không gian, vì chúng tạo ra một liên kết viễn thông với tàu vũ trụ.

Chúng có thể được trang bị để điều phối các vệ tinh cho Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu (GNSS) như Beidou, hệ thống GLONASS của Nga, Galileo của EU, và GPS của Mỹ.

Chương trình không gian của Trung Quốc đã tăng cường khả năng tiếp cận các trạm mặt đất ở nước ngoài trong những năm gần đây, cùng với việc mở rộng các chương trình định vị và thám hiểm không gian.

“Nói chung, khi bạn đặt một trạm giám sát từ mặt đất GNSS ở bất cứ đâu, nó sẽ cải thiện độ chính xác của định vị cho khu vực đó,” ông Joon Wayn Cheong, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học New South Wales nói.

Ông Christopher Newman, Giáo sư Luật và Chính sách Không gian tại Đại học Northumbria ở Newcastle, Anh quốc, cho biết Trung Quốc muốn ngừng phụ thuộc vào GPS như một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của nước này.

“GPS có thể bị vô hiệu hoá trong một cuộc xung đột quân sự. Một hệ thống an toàn độc lập là rất quan trọng đối với khả năng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong việc xác định mục tiêu, vũ khí, điều hướng,” ông nói với Reuters.

Hồi năm ngoái, Bắc Kinh đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc đảo Kiribati nhỏ bé ở Thái Bình Dương, nơi có một trạm quan sát vũ trụ đang tạm ngừng hoạt động.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 22 September 2020 9:34pm
Updated 4 October 2020 3:24pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends