Trung Quốc tài trợ cho các đảng Úc $6 triệu đôla trong 2013-2015

Một cuộc điều tra của ABC về những khoản đóng góp cho các chính đảng trong thời gian gần đây cho thấy các doanh nghiệp và cá nhân có liên kết với Trung Quốc luôn giữ những vị trí đầu bảng khi nói đến các nhà tài trợ có liên kết ở ngoại quốc.

Australian banknotes in various denominations are arranged f

Chinese businesses are by far the largest foreign-linked donors to both major parties in 2013-2015. Source: Getty Images

Từ năm 2013 đến 2015, dựa trên những thông tin và số liệu mà công chúng có thể đọc được, các công ty và các cá nhân có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thuộc chính phủ Trung Quốc đã đổ vào hầu bao của cả hai đảng Tự Do và Lao Động số tiền hơn $6 triệu đô la.

Theo số liệu mà biên tập viên chính trị Chris Uhlmann và ký giả chuyên về quốc phòng Andrew Greene của ABC đưa ra, đảng Lao Động các cấp nhận 2/3 trong tổng số tương đương gần $4 triệu Úc kim, 1/3 còn lại về tay đảng Tự Do, và đảng Quốc Gia chỉ nhận $100 ngàn đôla trong số này.

Cụ thể hơn, ngoài những khoản đóng góp chung chung cho đảng Lao Động, thì đảng Lao Động ở New South Wales nhận nhiều tiền nhất từ các nhà tài trợ có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc so với các tiểu bang khác với số tiền $925 ngàn đôla, kế đến là các khoản tặng rõ cho đảng Lao Động Liên bang $880 ngàn, Victoria $320 ngàn và Queensland là $200 ngàn đôla.

Đảng Tự Do đã nhận khoản $2 triệu đôla từ các nhà tài trợ có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, số liệu cụ thể cho các tiểu bang có Queensland $134 ngàn, New South Wales $100 ngàn và Western Australia $100 ngàn đôla.

Số liệu công khai của AEC – Ủy ban Bầu cử Úc tiết lộ các nhà tài trợ đã mạnh tay đóng góp tiền cho các đảng trong thời gian từ 2013 đến 2015 là những công ty và cá nhân có liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Chân dung các mạnh thường quân hào phóng của các đảng

Dữ liệu từ AEC cũng giúp phát họa chân dung và danh tánh những mạnh thường quân hào phóng và thân Trung này.

Ông Zi Chun Wang đã đóng góp cho đảng Lao Động số tiền $850 ngàn đôla, cung cấp cùng một địa chỉ ở Thạch Gia Trang – thành phố lớn nhất tỉnh Hà Bắc, với một chi nhánh của China Construction Bank – Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, một bộ phận của Development and Reform Commission – Ủy ban Cải tổ và Phát triển tỉnh, và Trung tâm Hưu trí của các cán bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Henry Tsai, Giám đốc Phát triển Bất động sản tại tập đoàn Ever Bright Group ở Úc, nhiều lần khẳng định trong các báo cáo rằng ông Zi Chun Wang là một nhân viên người Hoa. Ever Bright Group cũng là công ty đã tặng đảng Tự Do $200 ngàn trong năm sau đó.

Không thể không nhắc đến ông Chau Chak Wing, một mạnh thường quân hào phóng của các đảng ở Úc trong hai năm qua với số tiền đóng góp của riêng ông đã hơn $1,3 triệu đôla.

Thông qua hai công ty Kingold và Hong Kong Kingson Investments của mình, ông Chau đã tặng đảng Lao Động liên bang $650 ngàn, tặng đảng Tự Do $540 ngàn, tặng đảng Quốc Gia $100 ngàn, ở cấp tiểu bang thì ông tặng $65 ngàn đôla cho đảng Lao Động NSW.

Ông Châu có mối liên hệ chặt chẽ với Australian New Express Daily, một tờ báo tiếng Hoa có sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc, ra đời năm 2014 khi ông Bob Carr là Thủ hiến NSW. Cựu Ngoại trưởng Bob Carr cũng là Chủ tịch Danh dự của Australia China Friendship and Exchange – hiệp hội Hữu nghị và Trao đổi Úc Trung, mà ông Chau là chủ tịch.
Chinese-Australian entrepreneur's gift creates a new museum for University of Sydney.
Chinese-Australian entrepreneur's gift creates a new museum for University of Sydney. Source: University of Sydney
Tập đoàn Yuhu Group, một nhánh của một công ty quốc doanh có trụ sở chính ở Hoa Lục với nhiệm vụ đại diện cho chính phủ Trung Quốc trong đầu tư nông nghiệp ở Úc,  tổng cộng đã đóng góp $425 ngàn đôla cho đảng Tự Do tại các tiểu bang và $100 ngàn đôla cho liên bang. Cựu Bộ trưởng Ngân khố NSW Eric Roozendaal đã gia nhập tập đoàn này năm 2014.

Chủ tịch Yuhu Group, Huang Xiangmo, là một mạnh thường quân của UTS – Đại học Công nghệ Sydney, và nhận là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Viện Nghiên cứu  Quan hệ Úc-Trung tại đây. Viện này được khánh thành bởi Ngoại trưởng Julie Bishop và trong số các giám đốc của viện có Cựu Ngoại trưởng Carr.

Tổng cộng Yuhu Group đã chi hơn $1 triệu cho các đảng ở Úc. Cũng từ tập đoàn này, Anna Wu Meijuan, giấy tờ ghi cô là thư ký của Yuhu Investment Holdings, là người đứng tên tặng $50 ngàn đôla cho đảng Tự Do ở Western Australia.

Còn Zhaokai Su (Ken Su), một nhân viên Yuhu Investment Trust, đứng tên tặng $130 ngàn cho đảng Lao Động liên bang, $70 ngàn cho các chi nhánh của đảng này ở các tiểu bang. Huang Jiebo, sử dụng cùng một địa chỉ email Ken Su, tặng $200 ngàn cho đảng Tự do, và ghi địa chỉ nhà ở Mosman, trung tâm Sydney. Fiona Huang Jiefang, cùng của địa chỉ ở Mosman, đóng góp $100 ngàn cho đảng Tự Do.

Xu Jingui đứng tên tặng $400 ngàn đôla cho đảng Lao Động ở NSW, email hồi âm trùng khớp với email của Clifton Wong, người trước đây từng là Nghị viên Hội đồng Thành phố Hurstville, phía nam Sydney.

Xem thêm chi tiết về số liệu và các nhà tài trợ trong .

Một Bắc Kinh ngày càng quyền lực ở Úc

Các nhà phân tích nói rằng, những khoản đóng góp cho các đảng của các cá nhân và công ty Trung Quốc là một trong những cách Bắc Kinh tìm cách gia tăng sự ảnh hưởng tại Úc.

Một cuộc điều tra đặc biệt của ABC dựa trên những thông tin mà công chúng có thể đọc được cho thấy một số công ty

Những phát hiện này có thể giải thích vì sao các cơ quan quốc phòng và tình báo Úc đang ngày càng lo ngại về mức độ ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc trên đất Úc.

Sự quan ngại này trải dài từ những ảnh hưởng mua được trong chính trị, thông qua những khoản đầu tư vào những công trình hạ tầng cơ sở quan trọng nhất để nắm quyền kiểm soát truyền thông tiếng Hoa địa phương gồm báo chí và chương trình phát thanh, bên cạnh là các hiệp hội cộng đồng.

Dấu hiệu dễ thấy nhất của sự lo ngại là quyết định sơ khởi thuê mua mạng lưới và có quyền kiểm soát công ty điện Ausgrid ở NSW.

Giải thích cho quyết định này, dẫn lời từ một nguồn Bộ Quốc phòng là ‘nhất trí và dứt khoát’ trong khuyến nghị của họ chặn việc thu mua này, mặc dù ngay sau đó ông vội vã bổ sung quyết định này ‘không riêng đối với quốc gia cụ thể nào’.
China blasts Australian blocking of Ausgrid sale
Trung Quốc thể hiện sự không hài lòng trước việc chính phủ liên bang Úc chặn việc thuê mua công ty điện Ausgrid ở NSW. Source: AAP
Nhưng việc sở hữu các công trình chiến lược trong hạ tầng cơ sở, như các hải cảng và năng lượng, nằm trong những tuyên bố chính thức về chính sách đối ngoại và chiến lược của Trung Quốc.

Đó là một yếu tố rất quan trọng trong những nỗ lực để giành quyền thống trị thông qua kinh tế ở hai lục địa Á và Âu, với sáng kiến ‘one belt one road – ’ tức ‘một vành đai, một con đường’, và chiến lược này cũng đòi hỏi quyền kiểm soát trên Biển Đông.

‘Một vành đai, một con đường’ là một khuôn khổ cho chiến lược phát triển do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố, tập trung xây dựng một vị thế to lớn và vững vàng hơn của Trung Quốc trên toàn cầu, chú trọng vào mối liên kết và hợp tác với các nước còn lại trong khu vực Á – Âu, trong đó Úc là một giao điểm vô cùng quan trọng.

Chiến lược này gồm hai phần, trên đất liền với ‘Silk Road Economic Belt’ – Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, trên biển là ‘Maritime Silk Road’ – Con đường Tơ lụa Trên biển thế kỷ 21.

Đây chính là bối cảnh của ‘một Trung Quốc quả quyết hơn’ trên Biển Đông khiến Canberra phải báo động.

không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, theo đó tuyên bố Trung Quốc để khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với một loạt những hòn đảo trên Biển Đông mà nước này vừa giành lại và quân sự hóa.

Trung Quốc sẽ thể hiện sự tức giận đó một cách mạnh mẽ trong tháng Chín bằng việc tổ chức tập trận với Hải quân Nga trong vùng biển tranh chấp, theo thông tin từ Tân Hoa Xã sẽ bao gồm ‘từ đất liền ra biển’.

Quan điểm của Bắc Kinh được đồng vọng tại Úc trên một "mặt trận thống nhất" mạng lưới truyền thông tiếng Hoa  và các tổ chức cộng đồng.

Trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết, các tổ chức người Hoa tại Canberra đã có cuộc gặp gỡ ở Tòa Đại sứ Trung Quốc, và ông Đại sứ hô hào ‘phục vụ sự phát triển của quê cha đất tổ của mình’.

Một tháng sau đó, Liên đoàn ACT của Hiệp hội Người Hoa đã viết thư cho Thủ tướng Malcolm Turnbull, trách móc ông về vị thế của nước Úc trong vấn đề Biển Đông.

“Chuyện này làm tổn thương tình cảm của đại đa số người Úc gốc Hoa khi thấy nước Úc đang đứng trên bờ vực góp phần làm tăng sự mất ổn định trong khu vực Biển Đông, vốn đã rất nhạy cảm”, trích từ bức thư gửi Thủ tướng.

Gần hơn, mới ba tuần trước, khoản 1,500 người, gồm người Úc gốc Hoa và người Hoa đang sinh sống tại Úc đã tràn xuống đường phố Melbourne biểu tình, phản đối phán quyết của Liên Hiệp Quốc. Một trong những câu được hô hào nhiều nhất trong cuộc biểu tình là ‘Biển Đông thuộc về Trung Quốc’.

Vẫn chưa có truyền thông Úc nào xác nhận câu trả lời từ Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Úc, liệu có hay không việc họ khuyến khích các  tổ chức và hội đoàn người Hoa địa phương thay mặt họ đi biểu tình.

Share
Published 22 August 2016 7:08pm
Updated 22 August 2016 7:51pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends