Feature

Úc có nên chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em?

Khi nói đến việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của biến thể Delta đối với trẻ em và quyết định có nên tiêm chủng cho nhóm tuổi này hay không, Úc hiện đi sau nhiều nước khác. Thế nhưng một số chuyên gia cho rằng đây cũng là điều tốt, vì Úc sẽ có cơ hội theo dõi việc triển khai vắc-xin ở những nước khác và ảnh hưởng của nó đối với những người trẻ tuổi.

Katelyn Evans, a participant in a clinical trial of Pfizer's COVID-19 vaccine, gets her shot at Cincinnati Children’s Hospital Medical Center in October, 2020.

Katelyn Evans, a participant in a clinical trial of Pfizer's COVID-19 vaccine, gets her shot at Cincinnati Children’s Hospital Medical Center in October, 2020. Source: Cincinnati Childrens Hospital Medical Center

Lời khuyên hiện tại của Úc đối với việc chủng ngừa cho trẻ em là gì?

Chính phủ liên bang đã dựa trên lời khuyên của Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Chủng ngừa (ATAGI), sau khi đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin ở nước ngoài, cũng như thiết lập mô hình để đánh giá lợi ích của việc tiêm chủng cho lứa tuổi này.

ATAGI trước đó  chủng ngừa cho những người từ 12 đến 15 tuổi có bệnh nền làm tăng nguy cơ mắc COVID-19, cũng như trẻ em Thổ dân và Cư dân eo biển Torres, và những người sống tại các cộng đồng xa xôi hẻo lánh.

 cũng đã được bổ sung vào chương trình chủng ngừa từ ngày 23/8.

Những vắc-xin nào được chấp thuận sử dụng cho trẻ em?

Cơ quan Quản lý Dược phẩm (TGA) đã công nhận vắc-xin Pfizer là an toàn và hiệu quả cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại Úc vào ngày 23/7.

Vắc-xin Moderna dự kiến ​​sẽ đến Úc vào tháng Mười, nhưng hiện tại vắc-xin này chỉ mới được phê duyệt cho những người trên 18 tuổi. 

Cũng giống như Pfizer, Moderna dự kiến ​​sẽ được phê duyệt cho những người từ 12 tuổi trở lên vào thời điểm thích hợp.

Vắc-xin AstraZeneca chỉ dành cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho biết các quyết định sẽ dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ, với dữ liệu dự kiến ​​sẽ được công bố vào cuối năm nay.
A boy receives his first dose of the COVID-19 vaccine at a vaccination center in Oeiras, Portugal.
In Australia, there is no recommendation to vaccinate those under 12. Source: Xinhua News Agency

Viện Doherty nhận định thế nào về việc chủng ngừa cho trẻ em?

Báo cáo  được công bố vào tháng Tám kết luận rằng việc mở rộng chương trình tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi “hầu như không có tác động đến sự lây truyền và kết quả lâm sàng đối với bất kỳ mức độ tiêm chủng nào”.

Thay vào đó, mô hình hoạt động dựa trên giả thuyết rằng, việc tiêm chủng cho người lớn sẽ giúp bảo vệ trẻ em bằng cách giảm số ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và do đó giảm sự lây truyền.

Giáo sư Jodie McVernon, giám đốc dịch tễ học tại Viện Doherty, nói rằng mặc dù việc trẻ em nhiễm bệnh là đáng quan ngại,  vì họ tiếp xúc với nhiều người nhất.

Bà cho biết lý do khiến trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong các ca nhiễm ở một số nơi trên thế giới là do nhiều người trưởng thành ở những nơi đó đã được chủng ngừa.

“Rõ ràng là ở các quốc gia có mức độ tiêm chủng cao, và trường học có mức độ tự do hơn, chúng tôi đã thấy nhiều báo cáo về tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ngày càng tăng, và đó là điều hiển nhiên trong bối cảnh đó,” bà nói.

Tại Hoa Kỳ, các khu vực có mức độ tiêm chủng cao thì cũng có mức độ lây truyền trong cộng đồng thấp hơn, bao gồm tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh thấp.

Tuy nhiên, một số chuyên gia thì cho rằng việc không tiêm chủng cho trẻ em có thể khiến COVID-19 lây lan trong nhóm tuổi này và tạo ra các biến thể mới.

Nhà dịch tễ học và chuyên gia y học sức khỏe cộng đồng, Giáo sư Tony Blakely đến từ Đại học Melbourne, tin rằng mô hình của Viện Doherty đã sai sót khi không bao gồm trẻ em.

“Nếu chúng ta mở cửa biên giới với tỷ lệ chủng ngừa là 80% cho người lớn, thì mô hình của chúng tôi dự đoán tình trạng phong toả vẫn sẽ xảy ra trong 30% thời gian, điều này là không tốt. Nhưng nếu bạn bao gồm cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi trong con số 80% đó, điều này sẽ giúp giảm một nửa thời gian phong toả,” ông nói với đài ABC.

“Điều này là hợp lý bởi vì các em chơi với nhau trong trường học, và nếu bạn không chủng ngừa cho nhóm tuổi đó, thì bạn sẽ không bao giờ kiểm soát được đại dịch.”

Một  được công bố vào ngày 24/8 cũng cho rằng trẻ em sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc tiêm chủng.

Nhóm nghiên cứu gồm Giáo sư Quentin Grafton từ Đại học Quốc gia Úc, Tiến sĩ Zoe Hyde từ Đại học Tây Úc và Giáo sư Tom Kompas từ Đại học Melbourne nói rằng ít nhất 90% người dân Úc, bao gồm trẻ em nên được chủng ngừa COVID- 19 trước khi nước Úc có thể mở cửa an toàn.
Melbourne students return to school as COVID-19 restrictions are eased across Victoria, July 2021.
A Source: AAP

Có phải trẻ em dễ bị nhiễm biến thể Delta hơn không?

Trong đợt bùng phát Delta đang diễn ra tại nhiều nơi trên nước Úc, trẻ em chiếm tỷ lệ đáng kể các ca nhiễm tại NSW và Victoria, trong khi trường học là nguyên nhân chính gây ra các ổ dịch ở Queensland và ACT.

Tuy nhiên, theo trang , người cao niên vẫn có nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cao hơn. 

Các chuyên gia sức khỏe nhi khoa Úc cũng đồng ý rằng việc trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng bị nhiễm Delta chưa đến mức báo động.

“Có một tỷ lệ nhỏ trẻ em bị ốm và phải nhập viện nhưng con số đó vẫn rất thấp,” chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa, Giáo sư Andrew Steer thuộc Đại học Melbourne cho biết.

Trẻ em nhiễm COVID-19 bị bại não, hội chứng Down, béo phì hoặc tiểu đường thì có nguy cơ nhập viện cao hơn.

Những quốc gia nào đang chủng ngừa cho trẻ em?

Hồi tháng Năm, Canada trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt việc chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi. Tính đến ngày 7/8, gần 75% trẻ em từ 12 đến 17 tuổi của nước này đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin, và hơn 50% được tiêm chủng đầy đủ.

Tại Mỹ, tất cả người dân từ 12 tuổi trở lên đều đủ điều kiện tiêm chủng, trong khi các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi.

Được đánh giá là nước đi đầu trong việc triển khai vắc-xin, Israel bắt đầu tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi từ đầu tháng Sáu. Từ cuối tháng Bảy, chính phủ Israel cho biết họ sẽ phê duyệt vắc-xin cho những người từ 5 đến 11 tuổi có bệnh nền.

Vào ngày 21/8, Ấn Độ đã cho phép . Đây là loại vắc-xin đầu tiên được chấp thuận cho trẻ em trên 12 tuổi ở nước này.

Tại Châu Âu, Pháp tự hào là một trong những quốc gia có thành tích chủng ngừa ấn tượng nhất đối với lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi. Dữ liệu gần đây cho thấy hơn một nửa trong số 5 triệu thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi ở nước này đã được tiêm ít nhất một liều, và hơn 25% đã được tiêm chủng đầy đủ.

Từ cuối tháng Chín, những người trên 12 tuổi ở Pháp sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận chủng ngừa để vào một số địa điểm bao gồm quán cà phê và rạp chiếu phim. Tại trường học, nếu một học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, thì những bạn cùng lớp chưa tiêm chủng sẽ phải về nhà.

Riêng Anh quốc đã áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn khi chỉ tiêm chủng cho những trẻ từ 12 đến 15 tuổi được coi là dễ bị tổn thương ở giai đoạn này, với kế hoạch tiêm chủng cho những người sống với các thành viên gia đình có nguy cơ cao.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 31 August 2021 2:32pm
Updated 12 August 2022 2:59pm
By Đăng Trình, Caroline Riches

Share this with family and friends