‘Thông qua bế tắc’ trong tiến trình chấp thuận mỏ than Adani

Protestors holding signage during a Stop Adani rally outside Parliament House in Canberra, Sunday May 5

Protestors holding signage during a Stop Adani rally outside Parliament House in Canberra, Sunday May 5 Source: AAP

Việc chấp thuận 2 dự án của mỏ than Adani trong vùng Galilee đã có các kỳ hạn, hầu mỏ than có thể được tiến hành theo đúng thời biểu.


Thủ hiến Queensland Annatacia Palascuk ca ngợi đây là sự kiện thông qua bế tắc sau khi các vụ đình hoãn lâu dài khiến cho việc khai thác mỏ than được xem là bất định.

Người ta được biết trong vòng vài tuần lễ nữa, số phận mỏ than Adani của Ấn độ, tại vùng Galilee thuộc Queensland, sẽ được chấp thuận để tiến hành hoạt động hay không.

Thủ hiến tiểu bang Queensland, bà Annatacia Palascuk loan báo hai kế hoạch môi trường của Adani, cần được bộ Môi sinh của tiểu bang chấp thuận và việc nầy có được thẩm lượng vào giữa tháng 6.

Quyết định về kế hoạch bảo vệ loài chim sẻ có cổ đen bị đe dọa tuyệt chủng, sẽ được hoàn tất vào ngày 31 tháng 5 sắp tới.

Trong khi đó, quyết định về việc xử dụng nước ngầm của Adani, sẽ được thực hiện vào ngày 13 tháng 6

“Tôi nghĩ lúc đầu người ta nghĩ chuyện nầy sẽ mất vài tháng, thế nhưng những gì tôi loan báo hôm nay là việc nầy chỉ là vấn đề trong vài tuần lễ mà thôi".

"Đây là một việc thông qua bế tắc và tôi muốn cảm ơn các bên liên hệ khi đàm phán trong tin cậy lẫn nhau, vì quyền lợi của người dân Queensland, để giải quyết các vấn đề nầy hầu đi đến một quyết định chung cuộc”, Annatacia Palascuk.

Các viên chức thuộc bộ môi sinh Queensland gặp gỡ vào ngày thứ năm, đã đồng ý về một kỳ hạn cuối cùng cho việc chấp thuận dự án.

Việc nầy diễn ra khi Thủ hiến Queensland can thiệp, sau khi đảng Lao động liên bang thất bại tại vùng có nhiều đơn vị cử tri ở Queensland, khi bà muốn các công việc liên quan đến mỏ than mang lại.

Giám đốc Adani tại Úc là ông Lucas Dow hoan nghênh vấn đề nói trên, sau khi gặp nhiều bế tắc trong lâu nay.

“Nay chúng ta chắc chắn về vấn đề thời điểm và tiến trình thực hiện, chúng ta hiện rõ ràng trông đợi từ Bộ Môi trường và Khoa học".

"Tôi phải tăng cường thêm các bằng chứng của mình, vì họ là người điều hành độc lập. Vì vậy họ sẽ đi đến quyết định của riêng họ, thế nhưng đây là một bước tiến đáng kể, rõ ràng chúng tôi rất khích lệ với tiến trình hôm nay”, Lucas Dow.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết, đó là một bước quan trọng trong việc duy trì giao thương với Ấn độ.

Ông nói rằng, ông đã nói chuyện với tân Thủ tướng mới tái đắc cử là ông Narenda Modi và trấn an ông nầy về mối quan hệ mậu dịch chặt chẽ giữa hai nước.

“Ấn độ sẽ là một đối tác đầu tư quan trọng với nước Úc và đó là con đường hai chiều, Ấn độ sẽ là một bạn hàng lớn lao đáng kể với Úc trong tương lai".

"Và những gì khiến tôi quan tâm là những lời bình luận đặc biệt đến từ đảng Lao động về vấn đề nầy, đó là một công ty Ấn độ. Có gì khác biệt trong việc nầy?”.

Nếu mỏ Adani không được tiến hành, các luật sư cho biết công ty Ấn độ nầy có thể kiện chính phủ Queensland đến hàng tỷ đô la, theo một thỏa ước ký kết giữa Úc và Ấn, Scott Morrison.

Ông Jonathon Bonnitcha là giảng viên cao cấp về luật, tại đại học New South Wales.

Ông cho biết, việc chấp thuận dự án mỏ than Adani được xem là một vấn đề về lòng tin tại Queensland, vốn là một nơi để đầu tư ngoại quốc đổ vào.

“Vì vậy họ cho rằng nếu dự án không được chấp thuận, thì các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ xem Queensland là một môi trường không an toàn và không được hoan nghênh, rồi họ sẽ không xúc tiến các kế hoạch khác. Vì vậy đó là một chiến thuật khi tạo áp lực lên chính phủ Queensland”.

Trong khi đó, nghiệp đoàn Xây dựng, Lâm sản, Hàng hải, hầm mỏ và Năng lượng gọi tắt là CFMEU nêu lên các quan ngại về mức độ tự động hoá tại mỏ và các công nhân Ấn độ được đưa đến Úc.
"Nay có một số người trong Quốc hội Úc rất lạc quan về tương lai của than đá, thế nhưng những người khác thì chọn cách rút tiền ra khỏi mỏ than, hơn là đầu tư vào”, Richard Denniss.
Thủ hiến Queensland cho rằng, điều nầy tùy thuộc vào Adani phải rõ ràng đối với người dân Queensland về vấn đề công việc.

Chủ tịch Adani tại Úc là ông Lucas Dow bác bỏ các quan ngại của phía nghiệp đoàn, khi nói rằng không có vấn đề tự động hóa trong dự án, cũng như không dính líu đến visa tay nghề 457 và công việc là do người dân Queensland đảm trách.

Giám Đốc của Hệ thống Tài nguyên Kỹ nghệ là bà Adrienne Rourke nói rằng, khu mỏ sẽ tạo ra 1500 công việc và thêm 6750 công việc khác trong thời gian xây dựng.

“Đó là một cơ hội thực sự cho mọi người để có công ăn việc làm trong 5 năm, 10 năm hay 15 năm trong tương lai".

"Chúng tôi cũng muốn thấy rõ ràng là một sự gia tăng về tiền thuê mỏ và muốn chắc chắn rằng, việc đầu tư vào hầm mỏ tại Queensland là một đề nghị hấp dẫn".

"Vùng Galilee sẽ có nhiều lợi nhuận cho chính phủ, không chỉ gia tăng cơ hội nhân dụng qua thuế lợi tức, mà rõ ràng còn có nhiều than đá xuất cảng nữa”, Adrienne Rourke.

Những người thuộc chiến dịch Stop Adani nói rằng, họ sẽ không từ bỏ việc tranh đấu và kết quả cuộc bầu cử không phải là một sự ủy nhiệm của người dân Queensland, là phải tiến hành việc khai thác nhanh chóng khu mỏ.

Phát ngôn nhân và là điều hợp viên nhóm Bảo Tồn McKay, là ông Peter McCallum nói rằng Adani, tài phiệt Clive Palmer và kỹ nghệ hầm mỏ, đã dùng quyền lực của họ để vận động cho kết quả cuộc tổng tuyển cử, cho thích hợp với họ.

Tuần nầy một công ty Trung quốc, cũng bị đình hoãn phát triển việc khai thác một mỏ than lớn lao, gần với khu vực đề nghị của Adani tại Queensland.

Trưởng ban kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Úc châu là ông Richard Denniss nói rằng, nhiều công ty hiện suy nghĩ lại về tương lai sống còn của than đá.

“Lý do chúng tôi nghe được, là một mỏ than do Trung quốc khai thác sẽ không được tiến hành, lý do chúng tôi nghe được là tổ hợp B.H.P hiện giảm bớt việc khai thác than đá, khi đại đa số dân chúng trên khấp thế giới nghĩ rằng, nhu cầu về than sẽ giảm bớt chứ không tăng lên".

"Nay có một số người trong Quốc hội Úc rất lạc quan về tương lai của than đá, thế nhưng những người khác thì chọn cách rút tiền ra khỏi mỏ than, hơn là đầu tư vào”, Richard Denniss.

Tổ chức Nghiên cứu Kỹ Nghệ và Khoa Học Úc châu CSIRO sẽ ký cho phép việc xử dụng nước ngầm, nếu việc nầy được tiểu bang chấp thuận.

Adani cũng đối phó với việc chấp thuận của liên bang còn thiếu, rồi các tranh tụng về luật pháp đang diễn ra, cũng như cuộc tranh chấp vẫn tiếp tục với một số chủ nhân truyền thống người Thổ dân.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share