Anh quốc đề nghị tiêm chủng vắc xin cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi

Professor Wei Shen Lim, chair of the Joint Committee on Vaccination and Immunisation, Chief Medical Officer for England Chris Whitty, and Dr June Raine.

Professor Wei Shen Lim, chair of the Joint Committee on Vaccination and Immunisation Source: AAP

Giới chức y tế Anh quốc cho biết trẻ em từ 12 đến 15 tuổi nên được chủng ngừa chống lại COVID-19. Trong khi đó, Việt Nam hiện gia tốc chương trình tiêm chủng trong nỗ lực nhằm chấm dứt các hạn chế về phong tỏa.


Người đứng đầu ngành y tế tại Anh quốc cho biết, trẻ em từ 12 đến 15 tuổi nên được chủng ngừa chống lại coronavirus, bất chấp một đề nghị của các cố vấn về vắc xin của chính phủ cho rằng, việc nầy chỉ mang lại lợi ích nhỏ bé về mặt y tế mà thôi.

Cùng với những người đứng đầu ngành y tế tại Scotland, xứ Wales và bắc Ái Nhĩ Lan, họ cho rằng các nhóm tuổi nầy nên tiêm một liều vắc xin Pfizer mà thôi, thế nhưng họ chưa quyết định xem liệu có tiêm liều thứ hai cho các em hay không.

Chính phủ cho biết, có thể sẽ nghe theo lời đề nghị của các cố vấn.

Trong khi đó, các quốc gia khác gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Ý đã sẵn sàng tiêm chủng vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, thế nhưng Anh quốc đã giữ lại chuyện nầy.

Bác sĩ June Raine thuộc cơ quan Điều hành Y tế và các Sản phẩm Chăm sóc nói rằng, phản ứng phụ từ những người trẻ khi chủng ngừa là rất nhẹ.

“Công việc của chúng tôi là liên tục xem xét sự cân bằng, giữa những gì chúng tôi quan sát được so với những gì chúng tôi mong đợi".

'Chúng tôi đã thực hiện đánh giá rất kỹ lưỡng, cả các báo cáo của nước Anh và quốc tế, với một mô hình nhất quán".

"Thông thường chúng tôi thấy các trường hợp ở nam giới trẻ tuổi và sau liều thứ hai thường xuyên hơn một chút".

"Thế nhưng nhìn chung, kết luận của các chuyên gia cố vấn của chúng tôi là đây là những trường hợp nhẹ".

"Các cá nhân thường hồi phục trong một khoảng thời gian ngắn với điều trị tiêu chuẩn".

"Lời khuyên của chúng tôi vẫn là lợi ích vượt trội, so với rủi ro của việc tiêm chủng và điều nầy bao gồm cả những trẻ em từ 12 đến 15 tuổi”, June Raine.

Trong khi đó, gần như tất cả 300 ngàn công chức của thành phố Nữu Ước được yêu cầu trở lại công việc vào thứ hai, khi thành phố nầy chấm dứt tình trạng làm việc từ xa.

Hầu hết sẽ hoặc chủng ngừa, hoặc xét nghiệm COVID-19 hàng tuần.

Thành phố cũng bắt đầu thi hành các qui định, buộc nhân viên và khách hàng phải được chủng ngừa khi đi vào nhà hàng, viện bảo tàng và những nơi giải trí.

Phản ứng của việc buộc trở lại làm việc tại văn phòng, được biết khá lẩn lộn.

Giám đốc Ngành Lão Khoa thuộc thành phố New York là bà Yvette Santiago nói rằng, trong khi bà hoan nghênh việc trở lại làm việc tại văn phòng, thì bà vẫn có chút do dự.

“Có nhiều sự hối hả và nhộn nhịp hơn trong văn phòng qua khối lượng lớn hoạt động và công việc đó là một điều tốt, thế nhưng tôi cũng cảm thấy bị áp lực khi phải đeo mặt nạ vào mọi lúc, điều này thực sự rất ngột ngạt đối với tôi".

'Đại loại là những kiểu cách không rõ là, 'mọi người đang xem bạn có đeo khẩu trang không?'

"Vì vậy, đó là một loại mô hình khác ngay bây giờ và tôi chỉ đang cố gắng điều chỉnh mà thôi”, Yvette Santiago.

Tại Venezuela, các ca nhiễm hiện gia tăng trong một vài tháng qua và các bác sĩ cảnh cáo rằng tình trạng nầy có thể còn tệ hại hơn nữa.

Việc nhập viện vào một bệnh viện công khá phức tạp và bệnh viện tư thì không kham nỗi, nhiều người chọn cách chữa trị tại nhà với chi phí rẻ hơn đáng kể.

Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Liên Mỹ nhấn mạnh là tại Venezuela, không giống như các quốc gia khác trong vùng nơi các ca nhiễm giảm bớt, thì các con số ca nhiễm đã không giảm sụt trong cùng thời kỳ.

Venezuela báo cáo có hơn 346 ngàn ca nhiễm và hơn 4 ngàn người chết.

Bác sĩ Leonardo Acosta có một phòng khám riêng. chữa trị và chăm sóc các bệnh nhân COVID-19 tại nhà, bằng với tiêu chuẩn của bệnh viện.

“Hiện nay ngày càng khó khăn hơn để một bệnh nhân nhập viện tại một bệnh viện công".

"Ở các trung tâm tư nhân chúng tôi vẫn còn chỗ, thế nhưng tại bệnh viện công hiện nay và vào lúc nầy, thật hết sức khó khăn để bệnh nhân nhập viện so với 2 hay 3 tháng trước, khi chúng tôi có thể chuyển một bệnh nhân đến và chẳng có vấn đề quan trọng nào để nhập viện, trong khu vực đặc biệt nhiễm COVID-19 cả”, Leonardo Acosta.
"Chúng tôi phải tổ chức theo một cách thức để mọi người có thể đến chủng ngừa, trong lúc qui tắc về giãn cách xã hội vẫn được duy trì”, Nguyễn Đăng Long.
Trong khi đó, Việt Nam hiện gia tốc chương trình chủng ngừa trong nỗ lực nhằm giảm bớt các hạn do phong tỏa tại các thành phố lớn vào cuối tháng 9.

Tại thủ đô Hà Nội vốn bị phong tỏa từ tháng 7, nhân viên y tế làm việc cả đêm để tiêm chủng vắc xin chống COVID-19.

Theo Bộ Y Tế, Hà Nội đã chủng ngừa được 5, 5 triệu liều vắc xin chống COVID-19 kể từ tháng 3, khi Việt Nam phát động chương trình chủng ngừa với hơn một triệu liều vắc xin đã chích hồi cuối tuần qua, tạo ra một kỷ lục mới.

Có khoảng 80 phần trăm dân số của thành phố Hà Nội đã chủng ít nhất một liều vắc xin, thế nhưng do tình trạng cung cấp thiếu hụt khiến chương trình chủng ngừa chậm lại trong những tháng qua, trong lúc biến chủng Delta giết chết hơn 15 ngàn người chỉ trong 4 tháng mà thôi.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Long quản lý phường Trung Văn cho biết, tại Hà Nội việc pha trộn vắc xin hiện được áp dụng.

“Đây là phường đông dân với phần lớn là các lao động và sinh viên sống tại đây, vì vậy số người cần tiêm chủng rất lớn lao".

"Chúng tôi phải tổ chức theo một cách thức để mọi người có thể đến chủng ngừa, trong lúc qui tắc về giãn cách xã hội vẫn được duy trì”, Nguyễn Đăng Long.

Còn Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã tiết lộ những con số mới hôm thứ hai cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đạt mức trên 224 triệu, trong khi số tử vong vượt quá 4,6 triệu người.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share