Anh quốc và Indonesia nhận được lô vắc xin đầu tiên

An empty street in Mannheim, Germany

An empty street in Mannheim, Germany Source: AAP

Anh quốc và Indonesia đều nhận được vắc xin COVID-19, nước Anh bắt đầu chủng ngừa cho dân chúng. Trong khi đó, các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hiện có hiệu lực tại Đức và kéo dài sau Năm Mới, còn số tử vong tại Mỹ vượt quá 280 ngàn người.


Lô hàng vắc xin coronavirus đã đến một bệnh viện ở phía nam Luân Đôn hôm thứ bảy, vốn là một trong những nơi nhận được thuốc chủng, vài ngày sau khi nhà cầm quyền Anh cho phép công ty Pfizer và BioNTech được sử dụng khẩn cấp.

Bà Louise Couthlan, người đứng đầu ngành Dược tại Dịch vụ Y tế Croydon cho biết, bà rất hân hoan khi cuối cùng đã có một vắc xin.

“Đây quả thật là thực sự tuyệt vời, rõ ràng tôi không thể cầm nó trong tay vì nó ở mức âm 70 độ, thế nhưng biết được rằng chúng có ở đây".

"Chúng ta có mặt trong số những quốc gia đầu tiên nhận được vắc xin và vì vậy, trong hàng đầu trên thế giới, quả là kinh ngạc và tôi hết sức hãnh diện”, Louise Couthlan.

Việc giao nhận vắc xin Pfizer-BioNTech rất phức tạp, vì nó đòi hỏi phải được tồn trữ ở nhiệt độ siêu lạnh, là âm 70 độ bách phân.

Được biết, vắc xin ổn định ở nhiệt độ của tủ lạnh thông thường từ 2 đến 8 độ chỉ trong vài ngày, có nghĩa là nó chỉ có thể giữ tại địa phương trong thời gian rất ngắn.

Sau khi vắc xin được lấy ra khỏi nơi tồn trữ, nó được giảm nhiệt độ mất vài giờ, do đó cần có thêm thời gian trước khi sẵn sàng chích cho người chủng ngừa.

Được biết vắc xin không chỉ được bệnh viện cung cấp, các văn phòng bác sĩ địa phương và các trung tâm chăm sóc y tế địa phương khác hiện chuẩn bị để bắt đầu tiếp nhận vắc xin, với một số nhỏ dự trù sẽ đến vào ngày 14 tháng chạp.

Trong khi đó, Indonesia cũng nhận được chuyến hàng vắc xin coronavirus đầu tiên, từ Trung Quốc.

Tổng Trưởng Nam Dương Joko Widodo cho biết, chính phủ chuẩn bị một đợt tiêm chủng qui mô, sau khi nhận được 1,2 triệu liều từ hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc, loại vắc xin mà Indonesia đã thử nghiệm từ tháng 8.

Ông nói thêm rằng, chính phủ hy vọng sẽ nhận thêm 1,8 triệu liều nữa vào đầu tháng giêng năm tới.

Được biết, Nam Dương cũng hy vọng sẽ nhận được chuyến hàng gồm các nguyên liệu để sản xuất 15 triệu liều thuốc chủng, cũng như vật liệu để chế tạo 30 triệu liều vào tháng tới.

Tổng Thống cũng cho biết, vắc xin cần được cơ quan thực phẩm và dược phẩm Nam Dương đánh giá, trong khi chính phủ tiếp tục chuẩn bị phân phối vắc xin trên khắp nước có 270 triệu dân.

“Chúng ta đã chuẩn bị hàng tháng, qua các thủ tục tại một số tỉnh".

"Tôi tin chắc rằng một khi chúng ta quyết định bắt đầu việc tiêm chủng, thì mọi việc đã sẵn sàng”, Joko Widodo.

Số người nhiễm bệnh hàng ngày tại Indonesia đã gia tăng trong những tuần qua, với tổng số các trường hợp được xác nhận đạt đến 575.796 ca vào hôm chủ nhật, với 17,740 người chết, vốn là con số cao nhất ở Đông Nam Á.

Các cuộc thử nghiệm qui mô loại vắc xin Sinovac, cũng được tiến hành tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, với các kết quả tạm thời tử Brazil hy vọng sẽ có vào giữa tháng nầy.

Trong khi đó, vùng Bavaria ở phía nam nước Đức cho đến nay, ghi nhận mức tử vong cao nhất tại Đức, đã loan báo sẽ áp đặt lệnh phong tỏa cứng rắn hơn, từ thứ tư cho đến ngày 5 tháng giêng năm tới.

Người đứng đầu tiểu bang nầy là ông Markus Soeder nói rằng, người dân Bavaria chỉ có thể rời khỏi nhà nếu có lý do chính đáng.

“Tình hình không may lại quá trầm trọng, rõ ràng là chúng ta phải làm nhiều hơn nữa".

"Chúng ta phải có hành động và đó là lý do tôi triệu tập một cuộc họp nội các đặc biệt về coronavirus hôm nay, để chúng ta có thể hoàn thành các biện pháp khác nhau trước Giáng Sinh, hầu chống lại virus hữu hiệu hơn”, Markus Soeder.
"Vì vậy nếu quí vị muốn bảo vệ người thân yêu cuả mình, thì phải tuân theo các hướng dẫn ngay từ bây giờ”, Deborah Birx.
Được biết mọi người chỉ có thể rời khỏi nhà nếu đi là, đi gặp bác sĩ và đi dạo, trong khi lệnh giới nghiêm dự trù cho các điểm nóng có mức nhiễm bệnh cao nhất.

Các cửa hiệu và trường học đều đóng cửa, thế nhưng các học sinh trên 13 tuổi chỉ có thể tham dự lớp học trong các tuần lễ thay đổi.

Tại Mỹ, điều hợp viên chống lại coronavirus tại Tòa Bạch Ốc là tiến sĩ Deborah Birx cho biết, Hoa Kỳ hiện đối phó với tình trạng tệ hại nhất, khi đại dịch coronavirus bùng phát khắp nơi trên cả nước.

“Đây không chỉ là sự kiện về y tế công cộng tệ hại nhất thế giới, nó còn là sự kiện tệ nhất mà quốc gia nầy phải đối phó, không chỉ về mặt y tế công cộng không thôi".

"Chúng ta biết các hành động và thái độ bất chấp, đã lan truyền virus và chúng ta biết làm thế nào để thay đổi việc nầy, để ngăn chận sự lây lan của COVID-19”, Deborah Birx.

Bà cho biết bà thất vọng, khi nghe các viên chức địa phương và lãnh đạo cộng đồng vẫn chống lại việc mang khẩu trang, cũng như ủng hộ sự 'miễn nhiễm bầy đàn'.

Trong khi bà cho vắc xin là rất thiết yếu, tiến sĩ Birx nói thêm rằng thuốc chủng sẽ không ngăn chận được mức gia tăng hiện tại.

“Vắc xin là tối cần thiết, thế nhưng nó sẽ không cứu mạng chúng ta trong tình hình gia tăng dịch bệnh hiện tại, mà chỉ có chính chúng ta mới cứu lấy chúng ta và cũng biết rõ phải làm những gì".

"Vì vậy nếu quí vị muốn bảo vệ người thân yêu cuả mình, thì phải tuân theo các hướng dẫn ngay từ bây giờ”, Deborah Birx.

Trong khi đó, Ấn Độ có tổng số các ca nhiễm lên đến 9,6 triệu trường hợp và 36 ngàn trường hợp mới, chỉ trong 24 giờ qua.

Còn số tử vong tại Ấn Độ, vượt quá 140 ngàn người.

Trong khi đó, Bộ Y Tế Brazil cho biết, số tử vong do COVID-19 tại nước nầy đã vượt quá 176 ngàn người, sau khi có 664 người chết trong 24 giờ qua.

Brazil có tổng số 43 ngàn ca nhiễm bệnh mới, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc gần 6,6 triệu trường hợp.

Brazil cũng có số tử vong đứng hạng hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, cũng như đứng hàng thứ ba cao nhất thế giới, về các trường hợp nhiễm COVID-19, chỉ sau Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Trong khi đó, Nga báo cáo mức lây nhiễm hàng ngày là gần 29 ngàn trường hợp, từ thứ sáu đến thứ bảy.

Trung tâm phòng chống dịch bệnh tại Nga cho biết, có 508 người chết nâng tổng số tử vong trên toàn quốc hơn 42 ngàn người chết.

Còn Nga cũng ghi nhận có 2,4 triệu trường hợp nhiễm bệnh mới, khiến cho nước nầy đứng hàng thứ tư trên thế giới về số các ca nhiễm.

Trong khi đó, các con số từ đại học John Hopkins cho biết, số người nhiễm bệnh do COVID-19 trên toàn thế giới là gần 67 triệu ca nhiễm và hơn 1 triệu rưỡi người chết vì đại dịch.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share