Úc và Trung Quốc kỷ niệm 45 năm bang giao vào lúc có nhiều khó khăn

Former Australian Prime Minister  Mr Gough Whitlam

Former Australian Prime Minister Mr Gough Whitlam Source: AAP

45 năm trước, Úc là một trong các nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung quốc khi nước nầy xuất hiện sau một thời gian dài cô lập với thế giới bên ngoài.


Lễ kỷ niệm trong tuần nầy diễn ra vào lúc bang giao giữa hai nước xuống đến mức thấp nhất mặc dù mối quan hệ nầy phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế tuy nhiên nhiều lúc cũng trải qua lắm gay go.

Vào năm 1984, có 6 diễn viên xiếc từ thành phố Nam Kinh đến khu vực biên giới giữa New South Wales và Victoria, đó là thị trấn Albury và Wodonga, để tập luyện cho một nhóm diễn viên người Úc.

Một trong những người Hoa là ông Lưu Quang Trọng, nay ông hồi tưởng lại cảm tưởng đầu tiên khi đến thị trấn bé nhỏ miền quê nầy.

"Quí vị bước ra khỏi xe lửa và nói, 'Ồ chẳng có ai đây cả , chỉ có một vài anh hề gánh xiếc ở đó mà thôi' Rôi quí vị ngạc nhiên khi đến Trung quốc của tôi, có quá nhiều người trong thành phố so với quá ít người trên đất nước mênh mông như thế nầy, đó là cảm tưởng của chúng tôi".

Trong 12 tuần lễ, những người Hoa đã huấn luyện cho diễn viên xiếc người Úc, để có thể diễn được các trò như chồng 12 người lên một chiếc xe đạp, theo hình một con công xòe cánh.

Ông Matt Hughes hiện nay là giám đốc của đoàn xiếc có tên là Circus Oz, là một trong những học viên thời bấy giờ.

Ông nhớ lại, làm thế nào để họ vượt qua rào cản ngôn ngữ.

"Loại ngôn ngữ cơ thể phát triển nơi những người làm xiếc ra dấu cho những người tham dự và chúng tôi bắt chước những hành động của họ ở đây, và đó trở thành thứ ngôn ngữ thông thường của ngôn ngữ tay chân, tiếng Anh và tiếng Hoa tệ hại".

Việc trao đổi như vậy là một kiểu mẫu thành công khi Thủ tướng thời bấy giờ là ông Gough Whitlam hy vọng, sẽ mang đến kết quả từ việc thiết lập bang giao giữa 2 nước, hồi 45 năm trước vào tuần nầy.

Giáo sư Greg McCathy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Úc châu của Đại học Bắc kinh cho rằng, sự phát triển mối quan hệ ngày nay, có lẽ đã vượt xa những gì ông Whitlam mong đợi.

Trị giá về mặt kinh tế, ước lượng hơn 90 tỷ đô la về mậu dịch, chỉ trong một năm.

"Chúng tôi không hề có ý niệm rằng Trung quốc sẽ trở thành một cường quốc đang lên, tôi cũng không thể tưởng tượng ông Whitlam suy nghĩ thế nào về việc Trung quốc phát triển trong 40 năm sau, để trở thành một cường quốc quan trọng hiện nay ".

Khi ông Whitlam thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử đến Bắc kinh, mối lo sợ người Hoa đã khá mạnh tại Úc.

Thế nhưng, một trong những nhà phân tích về Trung quốc nổi tiếng nhất trên thế giới, là giáo sư Colin Mackerras thuộc đại học Griffith ở Brisbane nói rằng, đã có nhiều tiến triển tốt đẹp đã đạt được.

"Vào lúc ta thiết lập quan hệ ngoại giao, hầu hết những người tại Úc đều xem Trung quốc là một kẻ thù, thế nhưng chuyện đó không còn nữa".

"Tôi muốn nói chúng ta chắc chắn cũng có các vấn đề, thế nhưng về căn bản mọi thứ được cải thiện, từ chống đối cho đến thái độ thân thiện", Colin Mackerras.
"Người Hoa nói chung cũng giống như Úc và chẳng khác rất nhiều nước khác nữa. Quí vị biết, nếu có một vấn đề chính trị nào vào lúc nầy và đó là một vấn đề chính trị, chứ không phải là chuyện của người dân bình thường, họ chẳng quan tâm đến Thủ tướng của chúng ta đã nói cái gì nữa", Brian Wallace.
Tuy nhiên ông cho rằng, các tranh luận hiện nay về việc Trung quốc có dính líu với những chính trị gia Úc, khiến cho mối quan hệ trở nên tệ hại, chẳng khác sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, ông cho biết chuyện nầy có thể kéo dài nữa.

"Tôi nghĩ năm nay là một năm hết sức khó khăn, khi nhớ lại năm 1989 quả là một năm hết sức quan trọng, thế nhưng thực tế hoá ra chỉ là tạm thời trong năm 1989".

"Quan hệ kinh tế không bị ảnh hưởng đến nhiều, thế nhưng quí vị hỏi tôi tình trạng có nghiêm trọng lắm hiện nay không. Vâng tôi nghĩ trong một vài cách thức, quả có thật như vậy trên mức độ giáo dục và trên bình diện chính trị nữa", Colin Mackerras.

Giáo sư Mackerras cho biết, do quyền lực về kinh tế và chính trị của Trung quốc tiếp tục ngày càng gia tăng, mối quan hệ với Úc hiện ở vào giai đoạn nghiêm trọng.

"Chúng ta đang nói về sự thay đổi về một bức tranh toàn cảnh trên thế giới nói chung, đó là chuyện không ưu tiên cho Tây phương hay Mỹ, mà là thân thiện với Á châu và đặc biệt là Trung quốc".

"Tôi nghĩ chúng ta nên chấp nhận điều nầy và nên suy nghĩ về việc làm thế nào chúng ta chấp nhận việc đó".

"Tôi nghĩ rằng điều đó khuấy động tâm lý bài Hoa mà chúng ta đã thấy trong năm qua, quả không phải là đường lối mà chúng ta nên theo đuổi", Colin Mackerras.

Các phân tích gia cho biết họ hy vọng, qua kết quả vụ bầu cử bổ túc tại Bennelong, những lời bình luận bài Hoa sẽ chấm dứt.

Thế nhưng giáo sư McCathy là một trong số những người, quan ngại về mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai đã thay đổi về mặt căn bản.

"Mối quan tâm của tôi còn sâu xa hơn nữa, thực sự là những người phụ trách về an ninh hay quốc phòng xem Trung quốc là một mối đe dọa hay kẻ thù, nay họ đã đổi thái độ bên trong chính phủ".

Còn các cư dân cư ngụ lâu năm tại Trung quốc như chủ nhân phòng triển lảm Úc châu, ông Brian Wallace cho rằng tuy vậy không nên quá quan tâm về các vấn đề chính trị.

Ông cho rằng những căng thẳng gần đây, có ít ảnh hưởng đối với thái độ của các nghệ sĩ người Hoa và người Úc, mà ông có dịp tiếp xúc.

"Người Hoa nói chung cũng giống như Úc và chẳng khác rất nhiều nước khác nữa. Quí vị biết, nếu có một vấn đề chính trị nào vào lúc nầy và đó là một vấn đề chính trị, chứ không phải là chuyện của người dân bình thường, họ chẳng quan tâm đến Thủ tướng của chúng ta đã nói cái gì nữa", Brian Wallace.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share