Nước Úc tụt hậu về bình đẳng giới trong STEM

Countries across the world are lacking diversity in STEM careers, including Australia.

Countries across the world are lacking diversity in STEM careers, including Australia. Source: AAP

Một phúc trình mới tìm thấy rằng nước Úc chưa thực hiện các thay đổi đòi hỏi để đạt sự đa dạng trong các lãnh vực khoa học, kỹ thuật chế tạo và toán học.


Bản phúc trình nhận thấy nếu nước Úc không tăng cường sự đa dạng trong các lãnh vực nầy thì Úc sẽ bị tụt hậu đằng sau nhiều quốc gia khác trên thế giới trong thời đại kỹ thuật tối tân.

Giới phụ nữ trong Kế hoạch có tên là Phụ nữ Trong Chương trình Thập niên STEM cho biết, việc thiếu phụ nữ trong các môn Khoa học, Kỹ thuật, Chế tạo và Toán học tức là các nghề nghiệp liên quan đến STEM, hiện đe dọa sự thịnh vượng của nước Úc.

Kế hoạch nói trên vạch ra hậu quả của việc thiếu sót và sự kiện thiếu sự huy động phụ nữ trong lực lượng lao động STEM hiện xảy ra trên nước Úc và đề ra các cách thức để cải thiện.

Phụ tá Khoa trưởng về ngành Kỹ sư Điện tử và Viễn thông thuộc đại học RMIT. Giáo sư Madhu Bhaskaran cho biết, sự thiếu sót tính đa dạng của STEM làm chậm đi sự phát triển trong một loạt các ngành kỹ nghệ.

“Luôn luôn có những quan ngại lớn lao về con số trong lãnh vực nầy mà tôi nghĩ, chúng ta đang tìm thấy là ngày càng có ít người đề cập đến STEM".

"Rõ ràng chúng ta chẳng khuyến khích phụ nữ và thiếu nữ dấn thân rộng rãi vào lãnh vực nầy, như vậy chúng ta sẽ mất đi không chỉ là tài năng mà còn sự đa dạng tốt đẹp hơn và quân bình hơn, trong việc hoạch định chính sách cũng như các vấn đề tương tự như vậy”, Madhu Bhaskaran.

Được biết có 6 mục tiêu trong kế hoạch, đó là lãnh đạo, đánh giá, văn hóa nơi làm việc, tính chất hiển thị, giáo dục và các hoạt động kỹ nghệ.

Giáo sư Bhaskaran cho rằng, mỗi mục tiêu nhắm vào việc gia tăng sự thâm nhập của phụ nữ vào các ngành STEM, qua các giai đoạn khác nhau trong đời và trong sự nghiệp của họ.

“Một điểm chung thường thấy khi quí vị hỏi các cô gái ,vì sao họ không học một số môn, thì họ cho rằng các môn học đó trừu tượng".

"Quí vị chẳng thấy có nhiều phụ nữ trong lãnh vực truyền thông, các sự kiện công cộng và các vai trò kiểu mẫu với các thiếu nữ trẻ. Đó là 2 lý do: trông thấy được và giáo dục, ngoài ra cũng còn có chuyện là thiếu vận động để nữ giới nghiên cứu và học tập về STEM".

"Họ chỉ quan tâm đến công việc tiến triển và vì vậy ít có phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo”, Madhu Bhaskaran.

Trong khi đó, Chủ tịch Học Viện Khoa học Úc châu Anna Maria Arabia nói rằng, mỗi phân loại đại diện cho cơ hội để thực hiện các thay đổi thực sự mà bà cho rằng, cần thực hiện trên bình diện toàn quốc.

Bà cho biết có nhiều sáng kiến ở mức độ căn bản, thế nhưng nếu không có sự đánh giá trên mức độ cả nước, thì công việc có thể không được hữu hiệu.

“Chúng ta cần đánh giá mỗi một sáng kiến, hiểu biết chúng hoạt động ra sao, cũng như áp dụng một khuôn mẫu toàn quốc về việc đánh giá và hậu quả mà chúng ta cần đến, để đối phó với sự quân bình giới tính trong STEM”.

Bà cũng cho rằng, nước Úc tiếp tục tụt hậu sau nhiều nước khác trên thế giới trong lãnh vực STEM, nếu nước Úc không bắt đầu thực hiện sự đa dạng một cách nghiêm chỉnh, thế nhưng một khi kế hoạch được hành động, thì người ta sẽ thấy được các kết quả tích cực cả về mặt xã hội và kinh tế, trên cả nước.

“Thời điểm nay đã đến cho các nhóm đến cùng nhau và hướng các đề nghị trong Kế hoạch Thập niên STEM cho Phụ nữ vào hành động".

"Chúng ta không lãng phí thời giờ và cần tập trung mọi cố gắng và khả năng vào hành động”, Anna Maria Arabia.
"Đó là một khó khăn diễn ra trong một thời gian lâu dài, thế nhưng chúng ta nhất định cần thực hiện các bước tiến từ mọi hướng, để giải quyết vấn đề”, Madhu Bhaskaran.
Bà cho biết điều quan trọng là chắc chắn rằng, phụ nữ thuộc mọi lãnh vực được đại diện trong các nghề nghiệp về STEM.

“Vì vậy kế hoạch nầy hoàn toàn không phải đề ra, để các lãnh vực khác biệt về sự đa dạng, bị bỏ lại đằng sau".

"Chúng hết sức quan trọng, nếu chúng ta đạt được sự tham gia trong lực lượng lao động mà chúng ta cần đến và chúng ta đã đồng ý trong việc nhắm đến các mục tiêu như vậy”, Anna Maria Arabia.

Thế nhưng Phó chủ tịch về sự Đa Dạng thuộc Học viện Kỹ Thuật và Chế Tạo, tiến sĩ Bruce Godfrey cho rằng, không chỉ nước Úc tụt hậu về mặt bình đẳng giới trong các môn về STEM.

“Đây là vấn đề có tính cách hết sức toàn cầu, với một số quốc gia tỏ ra trội hơn các nước khác, tôi thấu hiểu điều đó thế nhưng nước Úc không đơn độc".

"Chúng ta không nên bao giờ nghĩ rằng, nước Úc là một quốc gia tệ hại duy nhất trên thế giới, trong việc mang các tài năng và giới tính trong STEM, cũng như vận động các phụ nữ một cách căn bản và đặc biệt vào STEM, qua việc cỗ vũ cho chuyện nầy và hướng dẫn cho họ”, Bruce Godfrey.

Tuy nhiên ông cũng không đồng ý rằng, nếu nước Úc không thực hiện một số việc liên quan đến sự thiếu sót về tính đa dạng, thì Úc sẽ đứng sau cả thế giới về lãnh vực kỹ thuật.

Ông cho biết, vấn đề chắc chắn là nước Úc có những nhân tài xuất sắc cả nam lẫn nữ, khi đề cập đến các nghề nghiệp STEM.

“Chúng ta hiện ở trong một cuộc cách mạng mới về kỹ thuật, do kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, thế nhưng mọi kỹ thuật lại đòi hỏi tài năng về STEM".

"Nếu nước Úc tận dụng trong việc đầu tư vào tương lai, chúng ta sẽ thành công như là các quốc gia giỏi giang nhất trên thế giới, cả về mặt bình đẳng giới và về sự kết hợp nữa”, Bruce Godfrey.

Còn giáo sư Bhaskaran cũng hy vọng, nếu các cải tổ thực hiện đúng đắn hiện nay, thì vấn đề tụt hậu sẽ biến mất trong vòng 10 năm nữa.

“Hãy hy vọng trong một thập niên nữa, chúng ta không ngồi yên và bàn chuyện nầy như một vấn đề khó giải quyết".

"Đó là một khó khăn diễn ra trong một thời gian lâu dài, thế nhưng chúng ta nhất định cần thực hiện các bước tiến từ mọi hướng, để giải quyết vấn đề”, Madhu Bhaskaran.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share