Bầu cử Úc 2019: Cử tri muốn chính phủ quan tâm đến môi sinh

Steam and other emissions rise from an industrial plant in Melbourne, Tuesday, April 29, 2014. The Abbott government's pledge to remove the carbon tax will be tested when the new Senate is formed after July 1. (AAP Image/Julian Smith) NO ARCHIVING

Steam and other emissions rise from an industrial plant in Melbourne, Tuesday, April 29, 2014. Source: AAP

Các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng quyết định đến lá phiếu của hàng trăm ngàn cử tri, nếu như không muốn nói đến hàng triệu cử tri, trong cuộc bầu cử liên bang năm nay. SBS News tìm hiểu ý kiến của các cử tri ở một trong những khu vực bỏ phiếu bấp bênh và cạnh tranh nhất của Úc về cách họ muốn thấy chính phủ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.


Banks vốn là một chiếc ghế an toàn của Đảng Lao động trong suốt 40 năm qua, nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 2013 khi chiếc ghế này thuộc về ứng cử viên của Đảng Tự do, người hiện giờ là Bộ trưởng Bộ Di trú David Coleman.

Trong khi đó Sydney là một trong những khu vực bỏ phiếu đa dạng nhất về văn hóa , đang được nắm quyền bởi Liên đảng Tự do-Quốc gia với tỷ lệ chênh lệch chỉ 1,4%.

Khoảng 44% cử tri tại Banks được sinh ra ở nước ngoài. Sự đa dạng về văn hóa này cũng nảy sinh một loạt ý kiến khác nhau về những gì quan trọng đối với các cử tri.

SBS News gặp gỡ một số cử tri sẽ bỏ phiếu tại Bank trong cuộc bầu cử tháng 5 này để thảo luận về một trong những vấn đề được bàn tán nhiều nhất: đó là biến đổi khí hậu.

“Tôi nghĩ mọi người phải đồng ý với tôi rằng chúng ta chỉ có một trái đất này mà thôi. Nếu không phải là chúng ta, ai sẽ bảo vệ môi trường sống đây? Tôi nghĩ rằng một chính phủ hiểu biết về thời cuộc, nên có một kế hoạch tốt, để bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu."

Đó là Pauline. Cô là một nhân viên cố vấn tài chính, một di dân từ Trung Quốc đến Úc khi cô còn là một sinh viên.

Pauline là một phần của cộng đồng sinh ra ở nước ngoài lớn nhất, Trung Quốc, chiếm 11% tổng số cử tri. Tiếp theo là những người nhập cư từ Nepal, Hồng Kông, Việt Nam và New Zealand.

Raymond, một sinh viên đại học làm việc bán thời gian và là tình nguyện viên cho một tổ chức sức khỏe tâm thần, sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc ở Hồng Kông.

Anh đồng ý với Pauline rằng cần phải có thêm hành động chống lại biến đổi khí hậu, nhưng nói rằng bất kỳ chiến lược nào cũng cần phải mở rộng ra bên ngoài Canberra.
“Tôi nghĩ mọi người phải đồng ý với tôi rằng chúng ta chỉ có một trái đất này mà thôi. Nếu không phải là chúng ta, ai sẽ bảo vệ môi trường sống đây? Tôi nghĩ rằng một chính phủ hiểu biết về thời cuộc, nên có một kế hoạch tốt, để bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu."
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên đổ lỗi cho một bên nào đó về các vấn đề biến đổi khí hậu. Một trong những thách thức chính đối với biến đổi khí hậu là thực sự phối hợp với tất cả các bên liên quan, những tổ chức có thể tham gia vào quá trình tìm kiếm một giải pháp, nhằm giải quyết tất cả các khía cạnh, bao gồm chính phủ và tư nhân, những người chịu trách nhiệm ở tuyến đầu của vấn đề biến đổi khí hậu."

Cặp vợ chồng người Ý là Isabella và Engelbert  từ châu Âu đến Úc vào những năm 1960 với kế hoạch ở lại đất nước này trong một vài năm. Năm mươi năm sau, hai vợ chồng đang định cư hạnh phúc  tại Úc. Cả hai đều đồng ý khí hậu đang thay đổi.

Thế nhưng Engelbert nói rằng ông không biết chắc những gì có thể thực hiện để ngăn chặn việc này.

Isabella nói rằng có những nơi khác gây ô nhiễm khác nghiêm trọng hơn so với Úc, họ nên là những người dẫn đầu trong bất kỳ hành động chống biến đổi khí hậu nào, và môi trường sống luôn biến động theo thời gian.

"Tôi  hiểu rằng có một số thay đổi. Nhưng tôi không chắc rằng mọi người có thể làm gì để thay đổi môi trường.

"Khí hậu đã thay đổi từ lâu rồi, và bây giờ chúng ta chứng khiến những thăng trầm. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để thay đổi cả. Trách nhiệm thuộc về các quốc gia khác, sản xuất nhiều khí thải hơn chứ".

Những người khác không đồng ý mức khí thải tương đối của Úc trở thành nguyên nhân chối bỏ trách nhiệm.

“Tôi biết là Úc chỉ chiếm 1,3% lượng khí thải CO2 toàn cầu nhưng lượng khí thải này vẫn đang tăng, chúng ta chưa thay đổi bất cứ điều gì. Việc này thực sự khá xấu hổ. Chúng ta cần phải cùng nhau hành động."
"Tất cả các vấn đề khác, như quyền bình đẳng, khuyến khích phụ nữ tham gia vào chính phủ, tất cả những điều đó rất quan trọng đối với tôi. Nhưng cuối cùng, nếu chúng ta chỉ còn ít hơn một thập kỷ để sống trong môi trường như thế này, tôi nghĩ rằng cần có một chính trị gia nào đó thực sự thừa nhận sự nóng lên toàn cầu là một điều cần bàn trong chính trường. "
Đó là ý kiến của Sarah, một cô gái 22 tuổi sống ở BankS cùng bố mẹ và ba anh chị em. Giống như nhiều người Úc trẻ tuổi khác, khí hậu là một trong ba vấn đề hàng đầu của cô trong cuộc bầu cử năm nay.

"Rất nhiều người Úc trẻ tuổi quan tâm đến việc này bởi vì chúng tôi là những người sẽ sống ở đây trong 80 năm tới. Chúng tôi quan tâm đến đất nước. Chúng tôi quan tâm đến thế giới."

Alex vừa học xong trung học và sống với mẹ. Ông bà của cô là người di cư từ Latvia và Đức.

Cô sẽ bỏ phiếu lần đầu tiên tại cuộc bầu cử liên bang năm 2019 và nói rằng cô sẽ ưu tiên cho các chính sách về khí hậu.

"Tất cả các vấn đề khác, như quyền bình đẳng, khuyến khích phụ nữ tham gia vào chính phủ, tất cả những điều đó rất quan trọng đối với tôi. Nhưng cuối cùng, nếu chúng ta chỉ còn ít hơn một thập kỷ để sống trong môi trường như thế này, tôi nghĩ rằng cần có một chính trị gia nào đó thực sự thừa nhận sự nóng lên toàn cầu là một điều cần bàn trong chính trường. "

Một người có nhiều kinh nghiệm làm cử tri là Julian, một hiệu trưởng trung học đã nghỉ hưu, người đã sống ở Banks cả đời.

Ông từng là thành viên của đảng Lao động, nhưng nói rằng ông trở thành một cử tri rất linh động trong những năm gần đây.

Julian nói rằng ông rất vui khi thấy sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

"Khai thác năng lượng từ gió có thể ảnh hưởng đến cảnh quan. Có lẽ chúng ta phải sống với điều này. Chúng tôi cần bảo đảm rằng nguồn điện có sẵn và đủ rẻ để mọi người có thể xài. "

 ennett là một nhà phân tích tài chính. Ông hiểu sự hoài nghi của một số người về việc năng lượng tái tạo đắt đỏ như thế nào, nhưng điều đó có nghĩa là chính phủ tiếp theo phải can thiệp.

“Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề của sự cân bằng và chính phủ cần đầu tư vào một nguồn năng lượng nào đó có giá cả phải chăng và an toàn cho người Úc."

Qúy vị nghĩ gì về chính trị Úc và cuộc bầu cử sắp tới? Góp tiếng nói của quý vị, bằng cách gửi một video từ 30 đến 60 giây đến australiastreet@sbs.com.au với tên và đơn vị bầu cử của quý vị.



Share