Bắt đầu điều tra những vụ ngược đãi người khuyết tật

Jordon Steele-John (right) shakes hands with Scott Morrison (left) during the motion on the Disability Abuse Royal Comission

Jordon Steele-John (right) shakes hands with Scott Morrison (left) during the motion on the Disability Abuse Royal Comission Source: AAP

Các nhà hoạt động nói Ủy ban Điều tra Hoàng gia về những ngược đãi đối với người khuyết tật sẽ nghe các câu chuyện kinh hoàng nhưng vấn đề xung đột quyền lợi có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc điều tra.


Khi công bố mở một cuộc điều tra hoàng gia cho khu vực chăm sóc cao niên, Thủ tướng Scott Morrison cho biết ủy ban đồng thời cũng sẽ xem xét trường hợp của những người trẻ khuyết tật sống trong các viện dưỡng lão, và rồi cho tất cả những người khuyết tật ở Úc.

Hồi tháng Hai TNS Đảng Xanh Jordon Steele-John đã đề nghị mở một cuộc điều tra hoàng gia cho người khuyết tật, đề nghị này sau đó đã được phe đối lập và chính phủ ủng hộ. Thượng Ngḥ sĩ Steele-John nói người khuyết tật cần công lý.

"Đây là khởi đầu của con đường dẫn đến công lý cho những người khuyết tật. Cuối cùng chúng ta có được cách để cộng đồng thoát được những ngược đãi có hệ thống kéo dài, nhiều khi bắt đầu ngay từ lúc chúng ta sinh ra đời.”

Thống kê cho thấy người khuyết tật trải nghiệm bạo hành nhiều hơn 10 lần sơ với người bình thường. Họ cũng dễ bị xâm hại tình dục nhiều hơn gấp 3 lần.

Khoảng 20% phụ nữ khuyết tật cũng trình báo họ bị cưỡng hiếp, so với phụ nữ bình thường chỉ có 8%. Trước đây trong tháng, một phúc trình của Viện Y tế và An sinh cho thấy 47% người khiuyết tật bị bạo hành trong hai năm 2017-18, so với chỉ có 36% ở người bình thường trong cùng thời gian.

Ông Ross Joyce là giám đốc điều hành của Liên đoàn Khuyết tật nói rằng các tổ chức hỗ trợ người khuyết tật sẽ không ngạc nhiên trước những gì được đối chất trước ủy ban điều tra hoàng gia, nhưng công chúng Úc sẽ bàng hoàng trước những trường hợp ngược đãi mà người khuyết tật phải chịu đựng bao lâu nay.

"Đối với những người hoạt động trong khu vực chăm sóc người khuyết tật thì không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đều đã biết. Chúng tôi đã có vô số những vụ điều tra điều trần tại các tiểu bang và lãnh thổ, nhưng không dẫn đến kết quả nào cả. Chúng ta cần phải chấm dứt những vụ ngược đãi người khuyết tật."

Nhưng có các nhà nhà tranh đấu cho quyền của người khuyết tật quyết định tẩy chay ủy ban điều tra hoàng gia vì lý do xung đột quyền lợi.

Ủy ban có 7 ủy viên nhưng các nhà hoạt động này muốn 2 ủy viên phải rút lui vì họ từng làm việc trong khu vực chăm sóc người khuyết tật, tức là đối tượng điều tra của ủy ban hoàng gia.

Người thứ nhấtr là ông John Ryan là cựu phát ngôn nhân của đối lập về khuyết tật của tiểu bang New South Wales, người được trao huân chương AOM trong năm 2018.

Người kia là bà Barbara Bennett từng giữ chức vụ cao cấp trong Bộ Xã hội Liên bang. Thượng Nghị sĩ Steele-John nói cuộc điều tra vô cùng quan trọng.

"Tôi vô cùng hãnh diện là chúng ta đã đi đến đây nhưng tôi quyết tâm bảo vệ cho sự độc lập ủy ban, và phải như thế cho người khuyết tật. Họ sẽ không nói hai tiếng cám ơn rồi chuyện lại đâu vào đấy như trước đây. Chúng tôi đã tìm thấy quyền hạn trong chuyện này và sẽ không buông tay đâu.”

Bảy ủy viên của ủy ban điều tra là do chính phủ bổ nhiệm và được Bộ trưởng Bộ Xã hội Anne Ruston công bố trước Thượng viện hồi tháng 7.

"Các ủy viên đại diện cho nhiều tầng lớp khác nhau, kể cả những trải nghiệm với khuyết tật, kinh nghiệm tư pháp và chính sách, và lãnh đạo thổ dân. Có hai ủy viên có nhiều đóng góp trong lãnh vực của họ nên được trao công vụ bội tinh và huân chương OAM.”

Các nhà hoạt động cho người khuyết tật muốn ủy ban xem xét nhiều vấn đề khác nhau nhưng nhiều người hy vọng ủy ban sẽ nhìn nhận hiện trạng của những trường hợp ngược đãi và có thể tiến đến việc thành lập một quỹ bồi thường cho các nạn nhân.

Ông Ross Joyce nói những ai làm sai cũng cần phải chịu trách nhiệm.

"Chính sách và điều lệ cần phải được thống nhất ở mọi cấp. Đó là những gì chúng ta kỳ vọng ở ủy ban để có được một chính sách phù hợp để xem xét nghiêm túc những vụ ngược đãi và buộc những ai vi phạm phải chịu trách nhiệm."

Thượng Nghị sĩ Steele-John nói cần trừng phạt thích đáng những ai vi phạm.

"Thành thực mà nói chúng ta cần thấy những ai che đây những vụ ngược đãi bạo hành phải đi tù. Ủy ban điều tra sẽ xem xét hết các bằng chứng của những vụ vi phạm mang tính hệ thống, và sự che đậy nếu có ở cấp cao nhất."

Ủy ban điều tra hoàng gia về khuyết tật sẽ công bố phúc trình sơ khởi trước cuối tháng 10 năm 2020, và phúc trình cuối cùng trước cuối tháng tư năm 2022.

Ủy ban đóng ở Brisbane nhưng sẽ có những buổi điều trần trên khắp cả nước. Dân chúng có thể nộp thỉnh nguyện thư trên mạng tại địa chỉ:


Share