Các khoa học gia khắp thế giới sắp tìm ra vắc xin chủng ngừa coronavirus

Nurses

Source: Sipa USA Jdidi Wassim / SOPA Images/Sipa

Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang miệt mài tìm kiếm vắc-xin chống lại COVID-19 và nhận được một quỹ tài trợ khổng lồ cho những nỗ lực của họ.


Úc: Tình trạng lây lan chậm lại, tín hiệu đáng mừng trong nghiên cứu vắc-xin

Các biện pháp giới hạn giao tiếp xã hội, đóng cửa và hạn chế đi lại đang bắt đầu làm giảm bớt tỷ lệ lây nhiễm coronavirus mỗi ngày trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp tạm thời.

Trưởng ban Y tế Quốc gia của Úc, Giáo sư Brendan Murphy, nói rằng Úc đang giữ "lợi thế" trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi tốc độ lây lan chậm lại của vi-rút giúp giảm bớt áp lực cho các bệnh viện và cho các nhà khoa học thêm thời gian phát triển vắc-xin. 

Mặc dù rất khó để đưa ra khung thời gian cụ thể cho một dự án chưa từng được thành công trước đây, nỗ lực trong việc biến việc chữa trị thành hiện thực sẽ không thuyên giảm.
Hiện tại chúng tôi đang tiến rất gần đến việc thử nghiệm lâm sàng vắc xin của nhóm mình ở người và chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu những thử nghiệm này trong vòng sáu tuần tới.
Giáo sư Murphy nói rằng các nhà khoa học không hề nản lòng trước thách thức này.

"Nếu có loại bệnh nào được đẩy mạnh phát triển vắc xin như thế này, thì chính là coronavirus. Mặc dù vắc-xin chống lại virus như corona , SARS hay MURS chưa được thành công trước đây và điều đó khó khăn-nhưng hiện tại có rất nhiều người đang ra sức làm việc này, trong đó có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc, bao gồm cả ở Úc mà chúng ta có thể hy vọng."
Một số nhóm nghiên cứu thuộc các trường đại học trên khắp thế giới đã chọn những ngày sẽ ra mắt vắc xin chữa trị  virut thành công.

Giáo sư Nikolai Petrovsky của trường Đại học Flinders tại thành phố Adelaide, cho biết nhóm của ông đang tiến gần đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cho vắc-xin COVID-19.

"Hiện tại chúng tôi đang tiến rất gần đến việc thử nghiệm lâm sàng vắc xin của nhóm mình ở người và chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu những thử nghiệm này trong vòng sáu tuần tới."

Giáo sư Petrovsky đã phát triển một loại vắc-xin cho dịch SARS vào năm 2010 được chứng minh thành công ở chuột. 

Quỹ tài trợ cho dự án đó đã bị huỷ trước khi vắc xin có thể được chứng minh trên người, do cúm lợn và dịch Ebola lúc đó đang là vấn đề cấp bách hơn.

Nhưng các thành phần căn bản của loại vắc xin đó giờ đây đã giúp nhóm của ông có hướng đi, vì vắc-xin cho hai loại coronavirus gần như giống hệt nhau. 

Giáo sư Petrovsky nói rằng vắc xin này sẽ tránh được việc dùng một loại virut khác để chống lại việc lây nhiễm COVID-19.
Tất cả những gì chúng tôi làm là lấy gen từ COVID-19 rồi thay thế gen đó trong SARS và sử dụng nó để tạo ra protein nhân tạo. Và đó chính là protein mà chúng tôi sử dụng để tiêm chủng. Vì vậy, không giống như các nhóm nghiên cứu khác, chúng tôi không cung cấp cho mọi người một loại vi-rút nào mới, mà thay vì vậy sẽ đưa ra một vắc xin có chứa protein hoàn toàn vô hại.

Các nước khác trên thế giới trong cuộc chạy đua tìm câu trả lời chủng ngừa virus COVID-19

Trong khi đó, các nhà khoa học tại Đại học Oxford ở Anh tự tin rằng họ sẽ có một loại vắc-xin hiệu quả vào tháng Chín. 

Trưởng nhóm là giáo sư Sarah Gilbert đang vận động chính phủ sản xuất hàng loạt thuốc của họ, để chúng sẵn sàng để phân phối một khi được chứng minh. 

Phương pháp điều trị được phát triển bởi Giáo sư Gilbert và nhóm của bà tại Oxford, được báo cáo là có hiệu quả bằng cách kết hợp một loại virus vô hại trên con tinh tinh kết hợp với một phần của virus COVID-19 nhằm kiểm soát khả năng miễn dịch.

Khi một bệnh nhân được tiêm loại virus kết hợp này, họ được hy vọng có thể phát triển các kháng thể cần thiết để chống lại coronavirus.

Phó giáo sư Sanjaya Senanayake là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đồng thời là Phó Giáo sư Y khoa, tại Đại học Quốc gia Úc. 

Ông hy vọng nhóm của Giáo sư Gilbert sẽ có thể áp dụng những bài học rút ra từ kinh nghiệm trong quá khứ.

"Tôi nghĩ rằng phương pháp này có cơ hội thành công nhưng chúng ta sẽ chỉ biết chắc chắn một khi chúng ta thử nghiệm nó. Phòng thí nghiệm này cũng đã phát triển loại vắc-xin cho vi-rút hội chứng hô hấp Trung Đông - cũng thuộc họ coronavirus. Vì vậy, họ đã có một số kinh nghiệm với việc này và hy vọng khoản tiền quỹ tài trợ sẽ đủ để hoàn thành vắc-xin."

Ở Hoa Kỳ, các bác sĩ đang sử dụng một loại thuốc chống ký sinh trùng có tên Remdesivir để giảm bớt chứng khó thở ở những bệnh nhân đã nhiễm bệnh.

Thuốc này được phát triển cho bệnh Ebola và được cho là đã ngăn chặn virus sinh sản trong cơ thể.

Các nông gia cũng thường sử dụng thuốc này để điều trị giun và sâu bọ trong chăn nuôi.

Giáo sư Senanayake nói rằng vắc-xin hiệu quả có thể đến từ nhiều loại khác nhau.

"Có nhiều cách khác nhau để chế tạo vắc-xin, có vắc-xin tái tổ hợp, vắc-xin giảm động lực, vắc-xin tiểu đơn vị..và có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện. Tôi tin rằng có hơn 100 loại vắc-xin đang được phát triển cho loại bệnh nhiễm trùng đặc biệt này."

Mặc dù trước đây, quỹ tài trợ được xem là một vấn đề ngăn cản việc phát triển vắc-xin coronavirus, nay mọi thứ đã đảo ngược khi đại dịch COVID-19 khiến cho nền kinh tế thế giới tê liệt. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký duyệt 3 tỷ đô la dành cho nghiên cứu và phát triển.

Trong khi chính phủ Anh có tổng cộng 544 triệu bảng được phân bổ cho việc nghiên cứu vắc-xin coronavirus.

Một nhóm các tỷ phú công nghệ, bao gồm người sáng lập LinkedIn Reid Hoffman đã thiết lập một chương trình tài trợ tăng tốc.

Chương trình này đưa ra khoản tài trợ lên tới 500.000 đô la cho các nhà khoa học trong vòng 48 giờ sau khi họ đăng ký. 

Tỷ phú công nghệ Bill Gates cũng đã hứa dành tặng 125 triệu đô la để hỗ trợ phát triển thuốc chữa trị bệnh. 

"Ý tưởng rằng những vắc-xin này sẽ đến được với mọi người trên toàn thế giới, đó là một trong những ưu tiên lớn của Quỹ Gates Foundation. Chúng tôi tài trợ cho các chuyên gia sáng tạo để tạo ra những vắc-xin đó, chúng tôi sẽ cam kết rằng họ không cố kiếm lợi nhuận từ điều này bởi vì đây là một nhu cầu khẩn cấp và chúng ta không nên để lợi nhuận cản trở."
Mặc cho có nguồn quỹ tài trợ dồi dào - và nhiều dự án cho thấy sự tiến bộ và tiềm năng lớn trên khắp thế giới, Giáo sư Murphy vẫn có phần hoài nghi. 

"Chúng ta phải  thực tế và tôi cũng chưa nghe thấy bất kỳ thông báo nào trong các dự án này cho biết ngày chính xác họ sẽ hoàn thành vắc xin. Nhưng đây đều là những trường đại học danh tiếng và hãy cùng hy vọng."

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Share