Các nhóm nhân quyền giận dữ trước việc bãi bỏ luật medevac

Refugee advocates march down Swanston Street during a Palm Sunday Rally for refugees outside the State Library in Melbourne, Sunday, April 14, 2019. (AAP Image/Ellen Smith) NO ARCHIVING

The Melbourne Palm Sunday Rally for Refugees started at the State Library and marched down Swanston Street. Melbourne. Sunday, April 14th, 2019. Source: AAP

Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền hết sức phẫn nộ qua vụ bỏ phiếu của chính phủ liên bang Úc để tái xét luật có tên là medevac. Đạo luật nầy được đề ra, nhằm cho phép các bác sĩ được có tiếng nói, trong việc di chuyển các bệnh nhân trong các trại tạm giam di trú về Úc để được chữa trị.


Trung tâm Luật pháp về Nhân quyền mô tả, quyết định bãi bỏ đạo luật medevac là một ngày u buồn cho nước Úc.

Giám đốc Trung tâm là ông David Burke nói rằng, các chính trị gia đã thất bại trong việc cho những người sống trong các trại giam giữ ở Manus và Nauru, trong việc cho họ nhân quyền căn bản, khi tước đi quyền căn bản để nhận được sự chữa trị y tế.

“Chính phủ Morrison đã xa rời nguyên tắc căn bản về nhân đạo, là khi có người bệnh họ sẽ nhận được sự chữa trị y tế cần thiết".

"Luật medevac tỏ ra hữu hiệu và lần đầu tiên mọi người nam nữ trong các trung tâm giam giữ ngoài nước Úc, có được các thủ tục minh bạch và rõ ràng, trong khi các bác sĩ có tiếng nói trong việc tiến hành các thủ tục, để nhận được chăm sóc y tế”, David Burke.

Ông Burke mô tả, việc hủy bỏ đề nghị của bác sĩ trong việc di chuyển các bệnh nhân, là một điều đáng hỗ thẹn.

“Hành động của chính phủ hôm nay là tàn ác và đầy thù hận".

"Có những người nam cũng như nữ, trong các trại giam giữ ngoài nước Úc, hiện cần có sự thẩm định của 2 bác sĩ để được chữa trị y khoa, mà trong trại không hề có".

"Ông Tổng trưởng chấp nhận rằng, họ cần những sự chữa trị đó và chấp nhận đơn xin của họ. Vậy thì những gì đang xảy ra, cho những người khốn khổ nầy hiện nay ?”, David Burke..

Giám đốc luật pháp của Trung tâm Luật pháp Nhân quyền không chỉ là người duy nhất lên án quyết định của chính phủ liên bang khi đảo ngược đạo luật đó.
"Những gì chúng ta có hiện nay, là một chính phủ chủ trương một chế độ dã man, độc đoán và bí mật. Việc cưỡng bách giam giữ thường dựa trên sự bí mật và hôm nay chúng ta thấy việc nầy càng thêm trầm trọng”, Richard Di Natale.
Trong khi đó, Giám đốc Vận động Nhân quyền là Shen Naratanasamy thuộc nhóm tranh đấu chính trị có tên là GetUp, cho rằng các nhà lãnh đạo nước Úc hiện chọn cách từ chối việc chăm sóc y tế cho những người bị giam giữ ở ngoài nước Úc, bất chấp chuyện nầy đã được đại đa số người dân Úc ủng hộ đạo luật.

“Một quyền căn bản về nhân quyền đã được 12 đại học y khoa, các bác sĩ trong Hiệp hội Các Bác sĩ Úc châu AMA, 5 ngàn bác sĩ cùng ký tên trong một thư ngỏ và đại đa số cộng đồng của nước Úc".

"Mọi người đều ủng hộ việc chăm sóc y tế căn bản cho người tầm trú và biết rằng, khi các bác sĩ không còn có quyền quyết định về mặt y tế, thì mạng sống của mọi người ở đó đều gặp nhiều rủi ro”, Shen Naratanasamy .

Lao động và đảng Xanh vận động cho đạo luật medevac, được giữ nguyên.

Lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natale nói rằng, kết quả của việc bỏ phiếu bãi bỏ đạo luật medevac làm cho mọi người thất vọng sâu xa và ông quan ngại cho người tỵ nạn, vẫn còn ở trong các trung tâm giam giữ.

“Một trong những thành phần thuộc một chế độ hết sức rùng rợn và man rợ, trong việc cưỡng bách giam giữ vốn đề ra những hy vọng cho mọi người, là viễn tượng họ có thể nhận được chăm sóc y tế khi cần đến, thế nhưng nay điều nầy chẳng còn nữa".

"Những gì chúng ta có hiện nay, là một chính phủ chủ trương một chế độ dã man, độc đoán và bí mật. Việc cưỡng bách giam giữ thường dựa trên sự bí mật và hôm nay chúng ta thấy việc nầy càng thêm trầm trọng”, Richard Di Natale.

Trong khi đó, Hội đồng Toàn quốc các Giáo hội tại Úc cũng quan ngại sâu xa về hậu quả của việc bãi bỏ luật lệ có liên quan đến sức khỏe của mọi người bị giam giữ ở ngoài nước Úc.

Hội đồng hiện thúc giục chính phủ, hãy đề ra chính sách định cư cho người tỵ nạn và người tầm trú.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share