Các quốc gia trên thế giới thay đổi các biện pháp đối phó với biến chủng Omicron

Students at the Comembo elementary school in Makati city, Philippines

Students at the Comembo elementary school in Makati city, Philippines Source: AAP

Biến chủng Omicron tiếp tục lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, một số quốc gia đã siết chặt các biện pháp hạn chế những cũng có một số khác bắt đầu nới lỏng.


Đã có thêm nhiều quốc gia báo cáo về các ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên sau khi biến chủng này được báo cáo xuất hiện từ Nam Phi gần hai tuần trước.

Nga đã có báo cáo về các ca nhiễm đầu tiên hôm thứ Hai từ hai người trở về từ Nam Phi.

Croatia cũng đã phát hiện hai ca nhiễm, Nepal cũng có hai ca nhiễm.

Thái Lan cũng đã có trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên từ một du khách đến từ Mỹ có đi ngang qua Tây Ban Nha và Argentina, thêm một ca khác được xác định là từ một du khách từ Nam Phi và có đi ngang Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh biến chủng Omicron tăng tốc lây nhiễm trên khắp thế giới, thì tại Philippine, 28 trường học ở Manila đã cho thử nghiệp mở cửa lại các lớp học tại trường.

Quyết định này xảy ra sau khi số ca nhiễm COVID-19 tại đây đã giảm nhờ vào các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, trong đó bao gồm buộc học sinh phải học trực tuyến tại nhà trong 2 năm.

Bà Emelita Cajigal, hiệu trưởng trường tiểu học Comembeo Elementary, tự tin rằng trường của bà có thể mở cửa một cách an toàn.

Bà cho biết các yêu cầu an toàn COVID được áp dụng tại chỗ bao gồm đèn chiếu tia cực tím và máy lọc không khí.

“Tôi rất tự tin rằng chúng tôi sẽ an toàn tại trường này do có cả cộng đồng và cả những cổ đông tham gia. Tôi rất tự tin.”

Tổng cộng có 2.000 học sinh từ 28 trường công lập ở thủ đô Manila tham gia vào chương trình thử nghiệm này

Tại Thuỵ Điển, quốc gia này đã tái ban hành nhiều biện pháp để đối phó với các ca nhiễm COVID-19 đang tăng cao, bao gồm áp dụng lại quy định giữ khoảng cách và bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.

Các ca nhiễm ở Thuỵ Điển đã tăng cao những tuần gần đây sau khi trải qua một mùa thu với số ca nhiễm khá thấp.

Số người phải nhập viện và số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt vẫn nằm trong nhóm tỷ lệ thấp nhất ở Châu Âu, nhưng tỷ lệ này cũng đang bắt đầu tăng trở lại.

Thủ tướng Magdalena Andersson đang tìm cách trấn an người dân

“Chúng ta đã thấy tốc độ lây lan đang gia tăng, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Chúng ta vẫn có tỷ lệ người phải chăm sóc đặc biệt thấp trong khi tỷ lệ tiêm chủng dân số cao và chúng ta đã thực hiện việc tiêm chủng với sự chính xác. Chúng ta cũng có các biện pháp hạn chế đang được áp dụng, bao gồm yêu cầu phải có sổ thông hành vắc-xin ở những buổi tụ tập đông người. Chúng ta không ở trong hoàn cảnh như đầu năm 2020, nhưng chúng ta cũng phải cùng nhau làm việc để tình hình không diễn biến xấu hơn. Hôm nay chúng tôi đang áp dụng thêm nhiều biện pháp phòng ngừa.”

Các biện pháp hạn chế để đối phó với đại dịch hầu như đã được dỡ bỏ ở Thuỵ Điển khi quốc gia này đạt tỷ lệ tiêm chủng cao và các ca nghiêm trọng đã giảm trong mùa hè qua. Và cũng mọi quốc gia khác ở bắc bán cầu, người dân đang tràn đầy hi vọng cuối cùng có thể đẩy lùi đại dịch.

Thế nhưng, các ca nhiễm một lần nữa bắt đầu gia tăng, tuy rằng vẫn thấp hơn hầu hết các quốc gia khác ở châu âu.

Ba Lan cũng thông báo những biện pháp mới được lập ra để đối phó sự lây lan coronavirus.

Thứ trưởng y tế Waldemar Kraska công bố các biện pháp

“Kể từ ngày 15/12 chúng tôi sẽ giảm 30% số lượng người tối đa được phép có mặt ở nhà hàng, quán bar và khách sạn. Hạn chế này không áp dụng cho những người đã tiêm chủng, tình trạng tiêm chủng phải được chủ doanh nghiệp xác nhận. Cũng từ ngày 15/12, giới hạn tối đa người có mặt ở rạp chiếu phim, nhà hát, sân vận động, và những nơi thờ phượng cũng bị giảm 30%. Từ ngày 15/12, các hộp đêm, trung tâm khiêu vũ phải đóng cửa. Riêng ngày 31/12 và ngày 1/1/2022, số người được phép đến những nơi bị đóng cửa tối đa là 100 người.”

Bộ trưởng y tế Ba Lan nói thêm việc xét nghiệm bắt buộc sẽ được áp dụng đối với những người sống chung với người bị nhiễm COVID-19, bất kể người đó đã chủng ngừa hay chưa.

Ông nói thêm các hạn chế đi lại cũng sẽ được áp dụng.

“Chúng tôi cũng thay đổi những quy định đối với người đến từ những nơi nằm ngoài khu vực Strengen. Từ ngày 15/12, tất cả những ai bay đến Ba Lan từ những quốc gia nằm ngoài khu vực Strengen sẽ phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 trong vòng 24 giờ trước ngày nhập cảnh.”

Mặc dù con số ca nhiễm mỗi ngày ở quốc gia này vẫn ổn định, nhưng vẫn ở mức cao và các nhà chức trách lo sợ rằng biến chủng mới Omicron có thể tạo ra một sự tăng vọt các ca nhiễm.

Ba Lan hiện chưa có báo cáo ca biến chủng Omicron nào.

Ở Jerusalem, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đang có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hi Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Cộng hoà Cypros, Nicos Anastasiades, trong cuộc họp thượng đỉnh đa phương tại đây.

Các nhà lãnh đạo đã bàn thảo về hợp tác năng lượng, du lịch, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19.

Thủ tướng Hi Lạp Mitosakis nói quốc gia ông đã học được nhiều bài học từ cách đối phó đại dịch của Israel.

“Chúng tôi đang bàn thảo về những phát triển gần đây liên quan đến COVID. Chúng tôi đều nhận thức rằng đại dịch này vẫn chưa qua đi, chúng tôi đã học được nhiều bài học từ Israel trong suốt 18 tháng qua. Thông điệp quan trọng nhất là tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực tiêm chủng và bảo đảm có thêm nhiều công dân được tiêm mũi tăng cường, và chỉ có cách đó là cách an toàn.”


Share