Các thảo luận tiếp tục về việc bảo đảm phân phối vắc xin công bằng

Trinidad's Prime Minister Keith Rowley

Trinidad's Prime Minister Keith Rowley Source: AAP

Nhóm các nhà lãnh đạo G7 sẽ nhóm họp và Hội nghị An ninh Munich tiếp tục thảo luận về việc phân phối công bằng vắc xin chống COVID-19. Trong khi cả thế giới bớt đi lo sợ trong việc tìm ra một giải pháp chống dịch, thì áp lực ngày càng gia tăng để bảo đảm cho các quốc gia nghèo khó, không bị bỏ lại đằng sau trong cuộc chạy đua chấm dứt đại dịch.


"Lịch sử của chúng ta với tư cách là con người, có rất nhiều trường hợp về hành vi phá hoại, sự thống trị thiếu tôn trọng, việc mất cân bằng và các hình thức vô nhân đạo khác của con người đối với con người".

"Nhưng trong một dịp hiếm hoi này khi tất cả chúng ta bị dính vào một kẻ hủy diệt vô hình, tôi hy vọng và cầu xin rằng những ghi nhận về kinh nghiệm này được viết ra, là nó sẽ đi chệch khỏi những gì chủ yếu là chuẩn mực và ghi lại trong dịp này, người giàu quan tâm đến người nghèo và những người nhỏ bé và không đàng hoàng, không bị chà đạp với thái độ khinh thường bởi những người có thể làm như vậy, chỉ vì họ có khả năng chết người để làm điều đó”, Keith Rowley.

Đó là lời của ông Keith Rowley, Thủ Tướng của nước Cộng Hòa Trinidad và Tobago, nói về hy vọng thế giới sẽ đánh bại đại dịch COVID-19.

Ông cũng hy vọng về một đường lối công bằng trong việc phân phối vắc xin, vốn là chuyện đã được cả Liên Hiệp Quốc lẫn Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO lập lại.

Người đứng đầu của cả hai tổ chức kêu gọi, các nhà lãnh đạo thế giới hãy suy nghĩ về một chọn lựa toàn cầu lâu dài và khó khăn, khi đề cập đến việc phân phối vắc xin chống COVID-19.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus nói rằng, tổ chức của ông sẽ đưa ra một tuyên cáo, kêu gọi sự gia tăng ủng hộ tài chính cho chương trình Covax, nhằm phân phối công bằng vắc xin chống COVID-19.

“Với danh sách sử dụng khẩn cấp của hai loại vắc xin AstraZeneca trong tuần này, COVAX đã sẵn sàng tung ra vắc xin và đang chờ một số nhà sản xuất thực hiện tốt cam kết của họ".

"Thế giới đang tiến gần hơn, đến việc thực hiện lời hứa về công bằng vắc xin”, Tedros Ghebreyesus.

Được biết chương trình Covax là nỗ lực chính yếu của thế giới, nhằm mang vắc xin chống COVID-19 đến các quốc gia nghèo khó, do Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu từ năm rồi.

Số tiền mua vắc xin được hiến tặng, phần lớn là do các chính phủ Tây Phương và những tổ chức như Hiệp hội Bill và Melinda Gates, vốn thiết lập Liên Minh Vắc xin, một cơ chế nhằm trả tiền vắc xin cho công ty sản xuất.

Các thỏa thuận cho đến nay cũng được thực hiện qua hầu hết các công ty sản xuất lớn lao, Covax cho biết đã thương thảo với khoảng 2,27 tỷ vắc xin, mặc dù nhiều loại hiện chờ đợi để được chấp thuận hay hiện trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Mục tiêu là cung cấp vắc xin ít nhất là 20 phần trăm dân số, của 92 quốc gia nghèo khó trên thế giới đến cuối năm 2021, tuy nhiên Covax hiện gặp nhiều khó khăn do vấn đề đình hoãn.

Được biết vắc xin AstraZeneca dự trù sẽ chiếm phần lớn các liều lượng trong nửa đầu năm nay, tuy nhiên vắc xin đòi hỏi phải chích đến 2 mũi, trước khi được xem là chủng ngừa đầy đủ.

Ông John Nkengasong, giám đốc của Trung tâm Ngăn Ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Phi Châu nói rằng, 20 phần trăm không đủ để chấm dứt đại dịch và để lại một khoảng cách quá lớn cho những nước có lợi tức thấp, hầu họ có thể bù đắp vào khoảng trống.

“Việc tiêm phòng cho một quốc gia ở mức 20% hay 25%, sẽ không đưa được đại dịch ra khỏi đất nước của họ, cũng như hoàn toàn không có chuyện đó xảy ra".

"Chúng tôi cần phải đạt được mức độ tiêm chủng cao hơn ít nhất khoảng 60 đến 70%, đó là lý do tại sao chúng tôi đặt mục tiêu cho châu lục là 60%".

'Vì vậy, nếu chúng tôi giả định rằng, COVAX sẽ cho phép chúng tôi đáp ứng 25% nhu cầu của chúng tôi, thì vẫn còn một khoảng cách để đạt được mức độ 60% của chúng tôi”, John Nkengasong.
"Mọi nơi có nghĩa là mọi nơi, và không nơi nào nên bị bỏ lại cả”, Tedros Ghebreyesus.
Được biết một triệu liều vắc xin AstraZeneca chống COVID-19 sẽ đến Phi Châu vào tuần tới, để phân phối cho khoảng 20 quốc gia.

Có hơn 1,2 tỷ người sống ở lục địa Phi Châu, Nigeria là quốc gia đông dân nhất với hơn 200 triệu người.

Cho đến nay việc tiêm chủng sơ khởi được tiến hành, với vắc xin Sinopharm do Trung Quốc chế tạo, tại các nước như quần đảo Seychelles, Morocco và Ai Cập.

Còn vắc xin Spunik 5 cùa Nga dường như là một chọn lựa khác, trong khi Nam Phi đẩy mạnh với vắc xin Johnson and Johnson, chỉ chích một liều mà thôi.

Đã có 80 ngàn liều vắc xin nầy đến Nam Phi trong tuần, với Tổng Thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, là một trong những người đầu tiên chích vắc xin nầy.

Trên toàn cầu, hiện có sự cách biệt giữa việc bảo đảm có vắc xin và tình trạng thực sự chủng ngừa.

Liên Âu mặc dù có nhiều hợp đồng với các công ty sản xuất, thế nhưng bị xếp hạng thấp do số thực sự tiêm chủng không cao so với dân số, mà đứng đầu hiện nay là Israel.

Kế tiếp là Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Mặc dù bị chỉ trích với kế hoạch tiêm chủng chậm chạp, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron thúc giục Hoa Kỳ và các nước Âu Châu khác, hãy hiến tặng 5 phần trăm số lượng vắc xin chống COVID-19 hiện có, cho các quốc gia đang phát triển ở Phi Châu.

Ông đưa ra lời bình luận nói trên, trước cuộc họp thượng đỉnh G-7, trong đó việc phân phối vắc xin sẽ là chủ đề chính yếu.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson sẽ mở đầu cuộc họp, với lời cam kết sẽ chia sẻ số lượng vắc xin dư thừa và kêu gọi việc sản xuất nhanh chóng vắc xin.

Cuộc họp sẽ là lần đầu tiên Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tham dự đa phương, kể từ khi ông tuyên thệ nhậm chức.

Tổng Giám Đốc WHO cho biết, điều quan trọng là không có nước nào bị tụt hậu đàng sau.

“Công bằng vắc xin sẽ nằm trong chương trình nghị sự, tại cả cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 và Hội nghị An ninh Munich vào ngày mai".

"Công bằng vắc xin đặc biệt quan trọng đối với các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, cũng như đối với các quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương và vùng biển Caribe với dân số ít oi, có thể bỏ lỡ vắc xin vì họ có ít khả năng thương lượng hơn".

"Mọi nơi có nghĩa là mọi nơi, và không nơi nào nên bị bỏ lại cả”, Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, nhà sản xuất vắc xin Novavax của Mỹ loan báo, sẽ cung cấp 1,1 tỷ liều vắc xin chống COVID-19, cho 190 quốc gia có lợi tức trung bình và thấp trên thế giới.

Vắc xin nầy sẽ được chuyển đến, trực tiếp qua chương trình Covax.

Các thách thức cuối cùng vẫn còn, là chắc chắn số lượng vắc xin sản xuất, phân phối và chủng ngừa càng sớm càng tốt, nhằm ngăn chận các biến chủng virus khác nhau.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share