Các trường hợp nhiễm coronavirus trên thế giới vượt quá 40 triệu

A sign on the M4 motorway near Cardiff in Wales reminds motorists of coronavirus rules.

A sign on the M4 motorway near Cardiff in Wales reminds motorists of coronavirus rules. Source: AAP

Các trường hợp nhiễm coronavirus đã vượt quá 40 triệu ca vào thứ Hai, theo số liệu của đại học John Hopkins tại Mỹ, đặc biệt vào đầu mùa đông ở Bắc Bán Cầu gây nên lo sợ là dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại. Các chuyên gia tin rằng con số nhiễm bệnh và tử vong dường như sẽ tăng cao, nhất là những khiếm khuyết trong việc thử nghiệm và báo cáo thấp hơn thực tế tại một số quốc gia. Các dữ kiện cho thấy, mức độ phát triển của đại dịch gia tăng dần dần, khiến các nước trên thế giới phải nhanh chóng gia tăng hành động.


Chỉ mất có 32 ngày để số người lây nhiễm coronavirus trên toàn cầu từ 30 triệu trường hợp lên 40 triệu, so với 38 ngày để con số nầy từ 20 triệu lên 30 triệu ca nhiễm và mất 3 tháng để đạt đến con số 10 triệu người nhiễm bệnh, kể từ khi các ca nhiễm đầu tiên xuất phát từ Vũ Hán ở Trung Quốc hồi đầu tháng giêng năm nay.

Việc gia tăng kỷ lục các ca nhiễm mới tính từng ngày được thấy hồi cuối tuần qua, với mức gia tăng lần đầu tiên hơn 400 ngàn trường hợp một ngày.

Trong tuần qua, mức lây nhiễm mỗi ngày vào khoảng 347 ngàn vụ, so với 292 ngàn vào tuần lễ đầu tiên của tháng 10.

Các trường hợp nhiễm bệnh mới gia tăng hơn 150 ngàn vụ mỗi ngày tại Âu Châu, trong khi nhiều nước khác bao gồm Ý, Hoà Lan, Đức, Áo, Ba Lan, Ukraine, đảo Síp và Cộng Hòa Tiệp đều báo cáo mức gia tăng hàng ngày trong số các ca nhiễm mới.

Âu Châu hiện chiếm hơn 17 phần trăm các ca nhiễm trên toàn cầu và gần 22 phần trăm số tử vong trên toàn thế giới.

Trong khi đó, nhiều nơi tại Anh quốc bị phong tỏa, khi Thủ Tướng Anh Boris Johnson kêu gọi chận đứng làn sóng thứ hai của dịch bệnh qua các biện pháp tại địa phương.

Còn xứ Wales trở thành lãnh thổ thứ hai trong Vương quốc Anh đã phong tỏa nhiều khu vực rộng lớn để chống lại đợt lây nhiễm thứ hai của coronavirus, khi Thủ Tướng Anh Boris Johnson từ chối hành động tương tự với nước Anh.

Người đứng đầu chính phủ tại xứ Wales là ông Mark Drakeford nói rằng, bắt đầu vào thứ sáu lãnh thổ nầy sẽ hoàn thành một lệnh phong tỏa mà ông gọi là ‘firebreak’ ngắn ngủi nhưng chắc chắn để làm chậm lại sự lây nhiễm của COVID-19.

"Chúng tôi đã họp nhau lần nữa vào sáng nay, rồi đã đạt được quyết định khó khăn khi đề ra việc phong tỏa, bắt đầu vào 6 giờ chiều thứ sáu tuần nầy".

'Thời hạn của việc phong tỏa bao gồm phân nửa thời gian nghỉ hè và gồm các tuần lễ, chấm dứt vào thứ hai ngày 9 tháng 11".

'Việc phong tỏa nầy là ngắn nhất, thế nhưng có nghĩa là nó sẽ rất sâu sắc, liên quan đến hậu quả mà chúng tôi muốn có đối với virus”, Mark Drakeford.

Còn Bắc Ái Nhỉ Lan đã ra lệnh đóng cửa trường học trong 2 tuần tới, trong khi cấm hầu hết các vụ tụ tập xã hội và đóng cửa nhiều doanh nghiệp trong một tháng.

Trong khi đó, nước Pháp ra lệnh giới nghiêm trong khi các nước Âu Châu khác đóng cửa trường học, đình hoãn các cuộc giải phẫu và kêu gọi các sinh viên y khoa trợ giúp.

Còn tại Mỹ Châu, các vụ lây nhiễm COVID-19 tại Bắc, Trung và Nam Mỹ chiếm khoảng 47,27 phần trăm hay gần phân nửa các ca nhiễm trên toàn cầu.

Trong khi đó, tại Mỹ, có khoảng 274 ca nhiễm trong số 10 ngàn người, khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump kêu gọi có sự kích thích kinh tế mạnh mẽ, khi mức lây nhiễm của Hoa Kỳ vượt quá 8 triệu trường hợp, với mức gia tăng kỷ lục tại vài tiểu bang.

Trước đó trong ngày, Tổng Thống đã phản bác lại khẳng định của mình rằng, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của quốc gia, Tiến sĩ Anthony Fauci, là 'một kẻ ngốc và một thảm họa', thay vào đó nói rằng Tiến sĩ Fauci là ‘một người đàn ông rất tốt’, vốn đã tạo ra một số ‘cuộc gọi tồi tệ’.

“Không, tôi nghĩ Tiến sĩ Fauci thực sự là một con người rất mực tử tế".

"Chúng tôi để cho ông ta làm những gì ông muốn".

"Ông có buổi nói chuyện trên truyền hình và ông ta thích có mặt trên màn ảnh nhỏ, chúng tôi để ông ta làm như vậy".

"Đôi khi ông nói những chuyện hơi khác lạ và không may, họ chộp lấy cơ hội để khai thác thêm".

"Thế nhưng ông ta là một người tốt, tôi thích ông ta, tuy nhiên ông ta đã nói những chuyện khá xấu xa".

"Ông nói ‘Đừng mang khẩu trang’ và cũng nói ‘Đừng cấm vận với Trung Quốc’.

"Đó là những lời không đúng và ông ta thừa nhận như vậy".

"Tôi chẳng lấy đó để chống lại ông ta, nếu tôi làm thì không để cho ông ta tự do làm như vậy".

"Tôi nghĩ ông ta là một người tốt”, Donald Trump.
"Việc chia sẻ vắc xin ngang bằng nhau, là đường lối nhanh nhất để bảo vệ cho các cộng đồng gặp nguy cơ cao, bình ổn các hệ thống y tế và dẫn đến việc phục hồi thực sự nền kinh tế toàn cầu”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Trong khi đó, các tiểu bang thuộc vùng trung tây nước Mỹ, hiện chứng kiến mức gia tăng trong các ca nhiễm coronavirus, với các ca nhiễm mới và con số nhập viện gia tăng đến mức kỷ lục.

Hoa Kỳ, Ấn Độ và Brazil vẫn là các quốc gia bị ảnh hưởng tệ hại nhất trên thế giới, khi tại Ấn Độ và Brazil, con số lây nhiễm theo thứ tự ở mức 55 và 248 ca, trên tổng số 10 ngàn dân.

Tại Ấn Độ tổng số các ca nhiễm là 7,43 triệu vào thứ bảy, với con số nhiễm bệnh tích cực giảm xuống dưới mức 800 ngàn vụ, lần đầu tiên trong một tháng rưỡi.

Còn tại Iran ở Trung Đông, là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của coronavirus, các hạn chế được nới rộng và đóng cửa các doanh nghiệp tại thủ đô Tehran bước sang tuần lễ thứ ba, khi số tử vong tăng trên 30 ngàn người.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, có hơn 1,1 triệu người chết vì COVID-19, với số tử vong trên toàn cầu ở mức 2,8 phần trăm, trên tổng số các ca nhiễm.

Người đứng đầu Dịch vụ Y tế Khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, tiến sĩ Mike Ryan nói rằng, dân chúng tại Á Châu chống lại COVID-19, với lòng tin tưởng và tuân thủ các biện pháp của chính phủ, việc nầy giúp cho châu lục chống đỡ trước đại dịch.

“Khi các con số giảm xuống, quí vị phải tái gia tăng việc theo dõi và cách ly".

"Tôi nghĩ, nếu có một điều khác biệt trong cách đối phó tại Á Châu và Âu Châu hay tại Bắc Bán Cầu nói chung, tôi nghĩ đó là khả năng theo dõi qua các hoạt động như vậy và đặc biệt chung quanh việc cách ly và tiếp xúc”, Mike Ryan.

Trong khi đó, người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO là Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố hôm thứ hai rằng, hiện có 184 quốc gia gia nhập vào kế hoạch COVAX, nhắm vào việc tài trợ cho vắc xin COVID-19 sẽ được phân phối đồng đều cho các quốc gia giàu lẫn nghèo.

“Vào ngày 9 tháng 10, tôi chia sẻ là có 171 quốc gia và nền kinh tế là một phần của GAVI, CEPI và WHO, có các sáng kiến COVAX về chuyện tiếp cận với vắc xin".

"Tôi vui lòng loan báo hôm nay rằng, nay đã có 184 quốc gia tham gia COVAX".

"Hai quốc gia mới gia nhập là Ecuador và Uruguay".

"COVAX đại diện cho phần lớn các vắc xin COVID-19, và là phương cách hữu hiệu nhất để chia sẻ vắc xin trên khắp thế giới".

"Việc chia sẻ vắc xin ngang bằng nhau, là đường lối nhanh nhất để bảo vệ cho các cộng đồng gặp nguy cơ cao, bình ổn các hệ thống y tế và dẫn đến việc phục hồi thực sự nền kinh tế toàn cầu”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share