Các tướng lãnh Mỹ điều trần về ‘sự thất bại chiến thuật thảm hại’ ở Afghanistan

Chairman of the Joint Chiefs of Staff General Mark A Milley testifies during a Senate Armed Services Committee hearing on 28 September, 2021.

Chairman of the Joint Chiefs of Staff General Mark A Milley testifies during a Senate Armed Services Committee hearing on 28 September, 2021. Source: Getty Images North America

Một số tướng lãnh cao cấp Hoa Kỳ đã ra điều trần trước Ủy ban Quân Vụ Quốc Hội Mỹ về điều được xem là sự thất bại về chiến lược tệ hại. trước khi binh sĩ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Vấn đề cũng được quan tâm là Taliban nhanh chóng chiếm được đất nước nầy và vụ di tản chết người diễn ra sau đó.


Các viên chức cao cấp cuả Ngũ Giác Đài điều trần trước Ủy ban Quân Vụ Quốc Hội tại Washington rằng, sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan và lực lượng an ninh nước nầy hồi tháng 8. có thể truy tìm nguyên nhân từ thỏa thuận năm 2020 giữa Mỹ và Taliban, theo đó hứa hẹn việc rút quân hoàn toàn của binh sĩ Mỹ.

Tướng Frank McKenzie, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Trung ương giải thích rằng, thỏa thuận Doha theo đó Hoa Kỳ cam kết sẽ rút quân hoàn toàn vào tháng 5 năm nay, việc nầy ảnh hưởng đến chính phủ và quân đội A Phú Hãn.

“Tôi nghĩ thỏa thuận Doha và việc ký kết thỏa ước nầy, có một hậu quả thực sự nguy hiểm đối với chính phủ Afghanistan và quân đội của nước này, hơn bất cứ điều gì khác".

'Tuy nhiên chúng tôi đã định một ngày về thời điểm chúng tôi sẽ rời đi và khi nào họ có thể mong đợi mọi hỗ trợ kết thúc".

"Vì vậy lần đầu tiên, có những vấn đề bên ngoài hiện ra trước mặt họ”, Frank McKenzie.

Được biết trong thỏa thuận Doha, Taliban đồng ý ngưng tấn công các lực lượng Mỹ và đồng minh, nếu binh sĩ Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyds Austin nói rằng thỏa thuận khiến cho Taliban gia tăng các cuộc tấn công vào lực lượng an ninh A Phú Hãn.

“Một phần của thỏa thuận là chúng tận đồng ý ngưng mọi yễm trợ không quân chống lại Taliban, vì vậy họ trở nên mạnh hơn".

"Họ gia tăng các cuộc tấn công vào lực lượng an ninh A Phú Hãn và lực lượng nầy mất đất đai và dân chúng trên căn bản hàng tuần".

'Thêm vào đó, chúng tôi yêu cầu họ phóng thích 5 ngàn tù nhân và phần những các tù nhân nầy trở lại hàng ngũ Taliban, giúp họ càng mạnh hơn nữa".

'Họ tiếp tục tấn công, trong khi chúng ta càng ít quân số hơn”, Lloyds Austin.

Còn tướng McKenzie cho rằng, một khi quân số giảm xuống dưới 2500 người thì việc làm sáng tỏ vấn đề chính phủ Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn đã gia tăng.

“Quan điểm và nhận định của tôi là, nếu số cố vấn quân sự của chúng ta dưới 2500 người, tôi tin rằng chính phủ Afghanistan có thể sẽ sụp đổ và quân đội sẽ của họ theo sau, có thể chuyện nầy đi trước chuyện kia".

'Thế nhưng tôi tin rằng, đó sẽ là hậu quả tất yếu của việc rút quân xuống bằng không, như tôi đã bày tỏ ý kiến ​​đó bằng văn bản từ khá lâu rồi".

"Vì vậy hãy nhìn lại, đó là đánh giá tốt nhất của tôi và tôi tin vào điều đó".

"Do đó tôi nghĩ rằng, việc giảm số cố vấn dưới 2500 người là một thứ đinh khác đóng vào quan tài".

"Điều đó khiến chính phủ Afghanistan lâm vào những tình huống mà trước đó chúng ta không thể nhìn thấy những gì đã xảy ra, do các cố vấn của chúng ta không còn ở với các đơn vị đó nữa”, Frank McKenzie.

Cuộc điều trần bị cáo buộc về mặt chính trị, với việc các đảng viên Cộng hòa tìm cách coi Tổng thống Joe Biden là người bị đánh lừa ở Afghanistan, còn các đảng viên Dân chủ chỉ ra những gì họ gọi là các quyết định sai lầm trong những năm của cựu Tổng Thống Trump.

Đại diện Thành viên Cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện là ông Mike Rogers cho biết, việc rút quân của Mỹ là một thảm họa khác thường và lớn lao.

“Vào ngày 31 tháng 8, hàng trăm người Mỹ bị bỏ lại với 13 quân nhân bị sát hại, Tổng Thống đứng trong phòng Phía đông của Tòa Bạch Ốc và kêu gọi rút quân, mà ông cho là ‘cuộc rút quân thành công’.

"Tôi lo sợ là ông ta bị ảo tưởng khi cho rằng chuyện nầy thành công tuyệt vời, trong khi nó chẳng phải là sự thành công mà là một thảm họa lớn lao".

"Nó sẽ ghi lại trong lịch sử như là một trong những thất bại lớn nhất trong giới lãnh đạo Mỹ”, Mike Rogers.
"Tôi tin rằng chúng ta đang ở thời điểm, mà cần phải quan tâm đến việc cứu sống con người”, Mario Draghi.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Tham Mưu Liên Quân là tướng Mark Miley, trước đó trong một cuộc điều trần tương tự tại Thượng Viện nói rằng, cuộc chiến tại Afghanistan là một thất bại mang tính chiến thuật và nay trước Hạ Viện ông lập lại điều đó.

“Rõ ràng đối với chúng ta, cuộc chiến Afghanistan không kết thúc theo ý chúng ta muốn, với việc Taliban nay nắm quyền tại Kabul. Mặc dù cuộc Hành quân Di tản diễn ra chưa hề có tiền lệ và là cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử, đó là sự thành công về chiến thuật, hành quân và tiếp vận khi bốc đi 124 ngàn người, thì cuộc chiến quả là một thất bại về mặt chiến thuật”, Mark Miley.

Tướng Miley cho Ủy ban Thượng Viện biết, ý kiến cá nhân của ông cho rằng cần có ít nhất 2500 binh sĩ để bảo vệ, chống lại sự sụp đổ của chính phủ Kabul và việc Taliban trở lại nắm chính quyền.

Bất chấp các thẩm định của tình báo Mỹ, chính phủ Afghanistan và quân đội đã sụp đổ vào giữa tháng 8, việc nầy giúp cho Taliban vốn cai trị A Phú Hãn từ năm 1996 cho đến 2001, đã chiếm được Kabul mà tướng Miley mô tả, là chỉ với hàng trăm người cưỡi xe gắn máy nhưng chẳng nổ một phát súng nào cả.

Việc đó khiến Mỹ hối hả trong nỗ lực di tản thường dân Mỹ, đồng minh A Phú Hãn và những người khác từ phi trường Kabul.

Các cuộc điều trần trước Thượng Viện và Hạ Viện trong tuần nầy đánh dấu cho những gì mà người ta cho là, việc duyệt xét rộng rãi của Quốc Hội về thất bại của Mỹ tại Afghanistan, sau nhiều năm Quốc hội giám sát hạn chế về cuộc chiến và hàng trăm tỷ đô la tiền thuế đã tiêu tốn.

Cũng trong ngày của cuộc điều trần tại Ủy ban Quân Vụ Hạ Viện được tổ chức, Thủ Tướng Ý Mario Draghi loan báo cuộc họp bất thường của khối G-20 về vấn đề Afghanistan, sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 10 và sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng tại đất nước đau khổ nầy, sau khi Taliban nắm quyền.

“Đó sẽ là về việc xem xét các mục tiêu được chia sẻ trong toàn bộ khối G-20, vốn là 20 quốc gia giàu nhất trên thế giới".

"Trước hết đây là tình trạng cấp bách về mặt nhân đạo, những gì tôi vẫn nghe là thảm họa nhân đạo sắp xảy ra, bởi vì Afghanistan không có sự hỗ trợ từ phần còn lại của thế giới".

"Tôi tin rằng chúng ta đang ở thời điểm, mà cần phải quan tâm đến việc cứu sống con người”, Mario Draghi.

Cuộc họp cũng thảo luận về các nỗ lực, nhằm ngăn cản quốc gia nầy một lần nữa trở thành ‘sào huyệt cho bọn khủng bố quốc tế’.

Cùng với các nước trong G-20, Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới cùng với Qatar, Hòa Lan và Tây Ban Nha cũng sẽ tham dự.

Kể từ khi Taliban chiếm được Kabul và cả nước, người dân Afghanistan và cả thế giới hiện theo dõi những gì đang diễn tiến, liệu Taliban có tái lập sự cai trị hà khắc hồi cuối thập niên 1990 hay không.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share