Kêu gọi hủy bỏ hình thức nô lệ thời hiện đại

Hình ảnh của Bảng Liệt Kê Nô Lệ toàn cầu

Hình ảnh của Bảng Liệt Kê Nô Lệ toàn cầu Source: AAP

Tỷ phú hầm mỏ Andrew Forrest đã thách thức các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị trong việc hợp tác để hoàn toàn bãi bỏ chế độ nô lệ ở thời hiện đại.


Hiệp hội của ông có tên là Walk Free Foundation ước lượng, có hơn 45 triệu người trên toàn cầu, hiện sống cuộc đời nô lệ.

Bảng Liệt Kê thứ ba về Tình trạng Nô Lệ Toàn cầu xem xét, có rất nhiều người bị buộc phục vụ, bị buôn bán vào kỷ nghệ tình dục hay bị kẹt nợ, hoặc bị cưỡng bách lao động.

Kể từ cuộc nghiên cứu năm 2014, con số người được ước lượng sống trong tình trạng nô lệ thời hiện đại trên thế giới, đã gia tăng từ 35.8 triệu đến 45.8 triệu người.

Người sáng lập Walk Free Foundation, ông Andrew Forrest nói rằng con số đó gia tăng 30 phần trăm, một phần là nhờ việc thu thập dữ kiện tốt hơn.

Thế nhưng trong việc phát động bản phúc trình tại Luân đôn, ông cũng lo sợ tình hình sẽ tệ hại hơn, qua tình trạng mất hết nhà cửa và di dân gia tăng trên toàn cầu.

"Đó là nơi mà một người không thể rời khỏi chỗ ở hiện tại, hoặc sổ thông hành của họ bị lấy đi hoặc họ bị đe dọa bị đánh đập hay việc đánh đập xảy ra cho một thành viên trong gia đình họ, vì vậy họ bị kẹt ở đó và có lẽ tệ hơn khi họ bị đối xử như một con thú trong chuồng".

Ông Forrest hiện thúc giục các doanh gia, hãy kiểm tra lại hệ thống cung cấp nhân công, xem có tình trạng bóc lột công nhân hay không.

Ông cho biết có hàng ngàn người bị kẹt trong tình trạng nô lệ, khi làm việc cho công ty Fortescue Metals của ông.

"Nếu chúng ta biết mọi chuyện an toàn để tìm ra và tuyên bố rằng, chúng ta đã tìm ra một hình thức nô lệ vào thời nay trong hệ thống cung cấp nhân công, và giới truyền thông thực sự nêu bật việc nầy có tổ chức hẳn hoi và quản lý thích hợp".

"Những giám đốc nhìn thẳng vào mắt tôi và nói rằng, họ không bao giờ tìm ra nô lệ trong hệ thống cung cấp công nhân".

"Trong trường hợp tìm ra, chính các giám đốc hiện ở trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng nầy, phải gánh chịu trách nhiệm".

Những vụ việc liên quan đến nô lệ, được tìm thấy trong 167 quốc gia trong bảng liệt kê, thế nhưng 58 phần trăm các trường hợp tập trung vào 5 quốc gia.

Đó là Trung quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan, mặc dù Ấn độ có các vụ nô lệ thời hiện đại nhiều nhất.

"Đó có thể là những người làm việc nhà, trong các ngành nông nghiệp hay xây dựng hoặc trong các nhà bếp của quán ăn, thế nhưng đáng kể là cuối năm 2015, đa số các trường hợp được khám phá khi cảnh sát liên bang tìm ra một lãnh vực mới xuất hiện trong hình thức nô lệ, đó là việc cưỡng bách hôn nhân". Bà Jennifer Burn, Giám đốc của Tổ chức chống Nô lệ tại Úc.


Giáo sư Kevin Bales là tác giả hàng đầu, của bảng Liệt Kê về Tình trạng Nô lệ Toàn cầu.

"Quí vị đến một quốc gia như Ấn độ, nơi có một tỷ lệ người nô lệ thấp hơn, trong dân số 1.2 tỷ người sống tại đó".

"Điều không làm chúng ta ngạc nhiên, khi có khoảng 14 triệu người sống trong kiếp nô lệ".

"Có những hình thức truyền thống về nô lệ tại xứ Ấn, và đã có một lịch sử lâu dài trong hình thức nô lệ trong nông nghiệp".

"Vì vậy đó là những gì người Ấn hiện hoạt động mạnh mẽ để xóa bỏ, thế nhưng họ thừa hưởng những khó khăn lớn lao từ trong quá khứ".

Ông Andrew Forrest đồng ý rằng, Ấn độ đáng được khen tặng do bắt đầu việc đối phó với vấn đề khó khăn nầy, với chính phủ Ấn tuần nầy công bố một dự thảo đạo luật đầu tiên, trừng phạt toàn diện việc chuyển vận cùng buôn bán con người, khi đối xử với họ còn thua kém loài vật.

"Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo chính trị hay doanh nghiệp tại Ấn độ, hiện khởi sự tiến lên theo con đường nầy".

"Chúng ta nhìn lại các năm 2016 và 2015, để thấy được tất cả bắt đầu thay đổi, đó là việc Ấn độ bắt đầu tấn công vào vấn đề nô lệ trên một căn bản qui mô lớn lao, hơn việc đầu tư toàn cầu của nước nầy".

Bắc hàn cũng được xếp hạng là nước thực hiện ít nhất, để đối phó với vấn đề và quốc gia nầy được xếp vào hạng tệ hại nhất, xét về tỷ lệ người nô lệ so với dân số là 4.4 phần trăm, có nghĩa là cứ 20 người dân thì có một kẻ bị làm nô lệ.

Nước Úc cũng không nằm ngoài chuyện nầy, với con số người bị làm nô lệ là 4300 người, hay 0,018 phần trăm dân số, ước lượng là nô lệ trên đất Úc.

Khi hành động chống lại tình trạng nói trên, nước Úc được xếp đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau Hoà Lan, Hoa kỳ, Anh quốc và Thụy điển.

Bà Jennifer Burn, là Giám đốc của Tổ chức chống Nô lệ tại Úc.

"Kể từ năm 2004, cảnh sát liên bang Úc đã tìm ra gần 700 vụ việc liên quan đến nô lệ, việc vận chuyển và các tội phạm".

"Kể từ đó, có 18 vụ vi phạm, 2 trong số là vụ buôn lậu trẻ em, còn đa số bị chuyển lậu nhằm khai thác tình dục".

Bà nói rằng có sự chuyển đổi về hình thức nô lệ, vẫn tồn tại ở Úc ngày nay.

"Trong những năm đầu cho đến gần đây, hầu hết nạn nhân bị làm nô lệ hay bị buôn bán là các phụ nữ bị khai thác trong kỷ nghệ tình dục thế nhưng trong 2 năm qua, đã có sự chuyển biến".

"Sự thay đổi hiện nay là có những đàn ông và phụ nữ ở trong các hình thức khác của việc lạm dụng đã được nhận dạng".

"Đó có thể là những người làm việc nhà, trong các ngành nông nghiệp hay xây dựng hoặc trong các nhà bếp của quán ăn, thế nhưng đáng kể  là cuối năm 2015, đa số các trường hợp được khám phá khi cảnh sát liên bang tìm ra một lãnh vực mới xuất hiện trong hình thức nô lệ, đó là việc cưỡng bách hôn nhân".



 

 

 


Share