Kêu gọi cần có hành động khẩn cấp sau vụ trẻ em Thổ dân tự tử

WA Coroner Ros Fogliani

WA Coroner Ros Fogliani Source: AAP

Chuyên viên pháp y điều tra hậu tử tại Tây Úc cho biết một loạt các vụ tự tử của những người trẻ Thổ dân là ‘một thảm kịch lớn lao, có tính cách cá nhân lẫn tập thể’.


Trong số các cái chết tại vùng Kimberley ở phía bắc Perth, có một bé gái 10 tuổi.

Đã có những lời kêu gọi phải hành động nhanh chóng, từ một cuộc điều tra về cái chết của 13 thiếu niên Thổ dân tại Tây Úc.

Chuyên viên pháp y điều tra hậu tử đã đưa ra 42 đề nghị trong phúc trình của bà, trong đó có việc khán nghiệm hội chứng nghiện rượu trong bào thai và nới rộng dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Được biết một loạt các vụ tự tử, đã diễn ra trên khắp vùng Kimberley ở cực bắc Tây Úc, được xem là một tình trạng báo động, dẫn đến các cái chết có thể ngăn ngừa trước được.

Khu vực Kimberley phải đối mặt với tỷ lệ tự tử đáng báo động.

Những cái chết xảy ra khi Tây Úc chờ đợi báo cáo cuối cùng, từ một cuộc điều tra về 13 vụ tự tử của thanh niên bản địa, ở khu vực Kimberley từ năm 2012 đến 2016.

Vùng Kimberley có tỷ lệ tự tử bản địa cao nhất ở Úc - không chỉ đối với thanh niên thổ dân, mà còn đối với toàn bộ dân số Thổ dân và dân đảo Torres..

Bà Vanessa Lee, Giám đốc Phòng chống Tự tử Úc, đang kêu gọi chính phủ liên bang hỗ trợ chiến lược ngăn ngừa tự tử của thổ dân và người vùng eo biển Torres, nên được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu của người bản địa.

Chuyên viên điều tra hậu tử Ros Fogliani kết luận rằng, cái chết của 12 trẻ em Thổ dân trong vòng chưa đến 4 năm, đều là do tự tử.

Bà đã trở lại khi mở cuộc điều tra cho cái chết thứ 13, đó là trường hợp một bé gái mới 10 tuổi vào tháng 3 năm 2016, khiến một cuộc điều tra hậu tử khác đã được mở ra.

Bà nói rằng ‘các thảm kịch cá nhân nầy, hình thành là do tác động thúc đẩy bởitình trạng trầm cảm qua nhiều thế hệ và sự nghèo khó của toàn thể cộng đồng”.

Trong khi đó, Giáo sư Pat Dudgeon thuộc đại học Tây Úc, vốn thuộc bộ tộc Bardi sống trong vùng Kimberley.

Ông hoan nghênh các đề nghị của vị chuyên viên điều tra hậu tử và nay là lúc suy nghĩ lại, về cách thức mà các dịch vụ hiện cung cấp.

“Tôi quan tâm đến việc tìm xem, làm thế nào chúng ta có thể làm việc chung với các chính phủ và cộng đồng, bởi vì đó là điều căn bản cho mọi cuộc thảo luận".

"Các cộng đồng phải quan tâm đến chuyện nầy, do quí vị không thể làm một chương trình hay một dịch vụ, mà không có cư dân địa phương tham gia vào”, Pat Dudgeon.

Chuyên viên điều tra hậu tử Fogliani, đưa ra 42 đề nghị bao gồm: việc xét nghiệm tổng quát để tìm ra chứng rối loạn do nghiện rượu trong bào thai, nới rộng việc cấm rượu trên khắp vùng, huấn luyện về việc ngăn ngừa tự tử cho các nhân viên chăm sóc trẻ em và các giáo chức và sau cùng là những nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần, nên có một kế hoạch đặc biệt, để chữa trị mọi người thuộc các cộng đồng có nhiều người mắc chứng trầm cảm.
"Vấn đề hết sức phức tạp và không phải là những điều mà chúng ta có thể giải quyết một cách đơn giản, qua một chương trình hay một kế hoạch tài trợ, mà là những gì mà chúng ta phải thực sự chiến đấu trên khắp các cộng đồng, với sự giúp sức của chính phủ”, Rob McPhee.
Được biết, một cuộc điều tra trước đó vào năm 2008 tại Kimberley, đã đề nghị có những thay đổi cụ thể về việc, làm thế nào để tiền bạc và việc hỗ trợ, được phân phối đến các cộng đồng xa xôi.

Được biết Tuyên bố Redfern là một lời kêu gọi khẩn cấp, cho cách tiếp cận công bằng hơn đối với Thổ dân và Đảo Eo biển Torres.

Nha Thống kê Úc phát hiện rằng, trẻ em bản địa trong độ tuổi từ 5 đến 17 đã chết vì các trường hợp tử vong liên quan đến tự tử, với tỷ lệ cao gấp năm lần so với trẻ em không phải là thổ dân.

Một trong bốn trường hợp tự kết liễu đời mình trước khi bước sang tuổi 18, là những đứa trẻ thổ dân.

Điều phối viên quốc gia cho Dự án phục hồi chấn thương lạm dụng tình dục trẻ em, ông Gerry Georgatos, nói với đài truyền hình Thổ Dân NITV rằng các vụ tự tử được báo cáo gần đây, đã đè nặng lên các gia đình và cộng đồng bị ảnh hưởng.

Những trường hợp này đã ảnh hưởng đến cộng đồng của gia đình, ông nói 'việc nầy làm tổn thương họ đến tận xương tủy và không còn lời nào cho bất cứ ai đã mất'.

Những nhà tranh đấu cho cộng đồng như ông Rob McPhee, thuộc Dịch vụ Y tế Thổ dân vùng Kimberley hy vọng rằng, cuộc điều tra nầy sẽ mang lại những thay đổi thực sự.

“Hãy xem, tôi lạc quan và tôi nghĩ chúng ta cần phải... chúng ta đang có các gia đình đang đau khổ, những trẻ em ở trong tình trạng mà các chuyên viên pháp y mô tả, chúng ta cần cộng tác với chính phủ để chắc chắn rằng những thay đổi sẽ diễn ra và diễn ra trong nay mai”.

Ông cũng hoan nghênh các đề nghị của chuyên viên điều tra hậu tử, về các chương trình hàn gắn mang tính chất văn hóa, chẳng hạn như đưa những người trẻ ra khỏi nước, để tái kết nối với nền văn hóa và gia đình của họ.

“Tôi thực sự vui mừng vì bà ta có một đường lối hết sức rộng rãi, đối với những gì mà bà tìm ra và cũng đang xảy ra tại Kimberly".

"Vấn đề hết sức phức tạp và không phải là những điều mà chúng ta có thể giải quyết một cách đơn giản, qua một chương trình hay một kế hoạch tài trợ, mà là những gì mà chúng ta phải thực sự chiến đấu trên khắp các cộng đồng, với sự giúp sức của chính phủ”, Rob McPhee.

Quí thính giả cần sự hỗ trợ hay các thông tin về việc ngăn ngừa tự tử, có thể liên lạc đường giây Lifeline ở số 13 11 14, hay Dịch vụ Hồi Đáp Tự Tử ở số 1300 659 467 và đây là Dịch vụ Y tế của người Thổ dân.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share