Chúa Giáng Sinh trong thân phận tị nạn

A statue of Mary caged in California

A statue of Mary caged in California. Source: AAP

Hình ảnh Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ và Thánh Joseph được đặt trong những cái lồng bao phủ bằng lưới sắt tại ít nhất hai nhà thờ ở California, Hoa Kỳ, đã gây nên hai luồng ý kiến khác nhau trong cộng đồng.


Detention, deportation and adoption.

Đó là những chữ được nhìn thấy bên ngoài một nhà thờ địa phương ở Hoa Kỳ nơi cho dựng hình ảnh Giáng sinh trong những cái lồng sắt giam cầm.

Nhà thờ Cộng đồng Đô thị ở los Angeles - The Metropolitan Community Church đã cho dựng lại cảnh Chúa Hài Đồng giáng sinh trong thân phận của những người tị nạn những người bị xua đuổi, bị ruồng bỏ và không được chấp nhận.

Mục sư Keith Mozingo nói rằng gia đình của Đức Jesus từng là những người tị nạn đó thôi.

"Tôi không thể tin rằng đây là nước Mỹ mà tôi đang sống. Một nước Mỹ từ nhiều năm nay đã tuyên bố mình là một quốc gia Thiên Chúa thế nhưng tôi đã không nhìn thấy Đấng Cứu Thế trong những hành động gần đây của quốc gia."

Vị mục sư của nhà thờ hy vọng rằng những hình ảnh Giáng Sinh được tái hiện trong màu sắc của người tị nạn sẽ giúp đánh động và làm biến chuyển suy nghĩ về cách đối xử với người tị nạn.

Một người sống gần nhà thờ, ông Gordon Dawson đồng tình với ý tưởng này.

"Nếu họ ở trong một vị thế để đưa ra tuyên bố này rằng đây là những gì họ cảm thấy. Cho dù tôi có đồng ý với nó hay không. Đây là những gì họ cảm thấy cần được nói ra, vậy thì tôi đồng ý với họ 100% về vấn đề đó."

Một vị mục sư khác, Karen Clark Ristine, đã bảo vệ cảnh Chúa giáng sinh tương tự mà bà cho trưng bày tại Nhà thờ Giám lý Phương pháp Claremont United.

Bà viết trên mạng rằng ngay sau khi Chúa Jesus ra đời, Joseph và Mary đã buộc phải chạy trốn cùng con trai nhỏ của họ từ Nazareth đến Ai Cập để tránh sự truy đuổi của vua Herod .

"Chúng tôi hoàn toàn không xem đây là chính trị mà chúng tôi chỉ xem đây là vấn đề thần học, đó là lý do tại sao chúng tôi có một tuyên ngôn mang tính chất thần học cùng với các hình ảnh trưng bày. Chúng ta biết rằng em bé sơ sinh này, em bé Jesus, lớn lên trở thành Chúa Kitô, vị đấng Cứu thế kêu gọi chúng ta từ bi với người lân cận, từ bi với nhau."

Bà nói rằng đã có một phản ứng mạnh mẽ cho đến nay.

Khách du lịch Irene Reyes đã trở nên xúc động sau khi cô nhìn thấy những hình ảnh lạ lùng về Giáng Sinh này.

"Nó được đưa ra, nói với thế giới và sau đó không có gì xảy ra, không có gì được giải quyết. Và bạn thử nghĩ về điều đó ngay bây giờ, trong những ngày lễ này, rằng có những đứa trẻ tội nghiệp đã không được ở cùng với gia đình của chúng, và khi biết điều đó chúng ta sẽ làm gì với nó? Không có gì cả. Không có gì, và đó là những gì đang xảy ra. Nó giống như chúng ta nhìn thấy nó và sau đó chúng ta nhắm mắt lại và quay đi. Điều đó thật không đúng chút nào."

Tuy nhiên với Tony Papa thì ông cảm thấy những hình ảnh Giáng sinh trong màu sắc tị nạn này là không chấp nhận.

Ông nói rằng không nên đưa chuyện chính trị vào chuyện tôn giáo.

"Tôi nghĩ nó phản cảm, theo tôi đó là chính trị và điều này nhằm vào Trump. Đó là những gì mà những biểu tượng này muốn nhắm đến. Obama đã xây dựng những chiếc lồng sắt này, thế nhưng họ lại trưng bày những thứ này vào Giáng sinh, tại sao? Tại sao họ không dạy về tôn giáo mà lại tham gia vào chính trị? Nếu tôi là tín hữu của nhà thờ này thì tôi sẽ bỏ không dự lễ ở đây."

Khung cảnh Chúa giáng sinh của nhà thờ Claremont sẽ được trưng bày cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2020.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share