Có 12 triệu ca nhiễm coronavirus trên toàn thế giới

Motorists wait in line to enter the COVID-19 testing centre at Dodger Stadium in Los Angeles

Motorists wait in line to enter the COVID-19 testing centre at Dodger Stadium in Los Angeles Source: Getty Images

Con số của hãng thông tấn Reuters cho thấy các vụ nhiễm coronavirus đã vượt quá 12 triệu trường hợp, trong khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn. Các chuyên gia cảnh cáo con số nói trên có thể chưa thể hiện đúng thực trạng, do việc thử nghiệm bị hạn chế tại một số khu vực.


Hoa Kỳ đã phá kỷ lục về các con số nhiễm coronavirus hàng ngày, với khoảng 60 ngàn ca nhiễm bệnh mới.

Hãng tin Reuter cho biết, đó là mức gia tăng chưa từng có tại bất cứ một quốc gia nào, trong một ngày duy nhất.

Trong lúc nước Mỹ đạt đến mức nhiễm bệnh là 3 triệu trường hợp từ trước đến nay, Thống Đốc New Jersey ra lệnh mọi người phải mang khẩu trang ở ngoài trời, nơi việc giữ khoảng cách xã hội không thể thực hiện.

California là một trong các tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với Thống Đốc là ông Gavin Newsom cho biết, đó là một ngày với mức lây nhiễm cao nhất được ghi nhận.

“Con số nầy gây nhiều chú ý và đó là một trong những ngày mà số ca thử nghiệm dương tính cao nhất, kể từ khi chúng ta bắt đầu báo cáo về trận đại dịch”, Gavin Newsom.

Bất chấp sự gia tăng của COVID-19, Tổng Thống Mỹ Donald Trump hiện tiếp tục đẩy mạnh việc mở cửa lại các trường học.

Tại thành phố Nữu Ước, có các kế hoạch cho phép học sinh trở lại lớp học trong những ngày khác nhau.

Thống Đốc là ông Andrew Cuomo muốn các trường mở cửa vào tháng 9, và việc này tùy thuộc mức độ lây nhiễm của dịch bệnh.

“Việc mở cửa trường học là quyết định của tiểu bang và tùy vào thời kỳ".

"Đó là luật lệ và là cách thức chúng ta sẽ tiến hành, chứ không phải tùy thuộc vào Tổng Thống Hoa Kỳ”, Andrew Cuomo.

Còn Bộ Trưởng Giáo dục là bà Betsy DeVos nói rằng các gia đình và học sinh cần có những chọn lựa.

“Các hướng dẫn về trẻ em cho thấy mọi người nên bắt đầu với việc các học sinh có mặt tại trường".

"Việc mở rộng cửa và sinh hoạt đầy đủ có nghĩa là học sinh cần trọn một niên khóa và mọi người hy vọng chuyện này sẽ khác biệt tùy theo quí vị ở đâu”, Betsy DeVos.

Trong khi đó, Tòa Bạch Ốc đã phản đối các hướng dẫn, với thư ký Tòa Bạch Ốc là bà Kayleigh McEnany cho biết, một số kế hoạch không thể thực hiện.

“Trẻ em mang theo thức ăn riêng của mình, là chuyện có thể thực hiện được".

"Có 22 triệu trẻ em trên đất nước này, vốn lệ thuộc vào thực phẫm tại trường, các cháu cũng tùy thuộc vào việc dinh dưỡng tại trường, đó là một thí dụ cụ thể”, Kayleigh McEnany.

Chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ là bác sĩ Anthony Fauci, hiện quan ngại về những gì có thể xảy ra cho các gia đình, khi con em họ không thể đến trường.

“Quí vị có thể mở cửa trường học với một chút cẩn thận, vốn là chuyện khác biệt với vấn đề y tế công cộng".

"Và ở trường hợp khác, quí vị có thể có các quận hạt hay một phần của tiểu bang có virus lây nhiễm và quí vị có thể cần phải sửa đổi các kế hoạch, những chuyện như luôn phải mang khẩu trang, rồi học sáng hay học chiều nữa”, Anthony Fauci.
"Một tình thế mà chúng ta có thể mô tả là hoàn toàn bạo động, hay tìm cách gây bạo lực và việc đối đầu của mọi người không còn giữ khoảng cách xã hội, hoặc tìm cách dùng vũ lực để chiếm quyền đi ngược lại ý muốn của người dân”, Nebojsa Stefanovic.
Bác sĩ Fauci cũng hy vọng vắc xin COVID-19 có thể được phát triển vào đầu năm 2021.

Và những gì xảy ra vào năm tới là Mỹ rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, trong khi nước này là quốc gia đóng góp nhiều nhất.

Phát ngôn nhân cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, là ông Stephane Dujarric xác nhận về thời biểu, mà một số người dự đoán có thể thay đổi, dưới một nền hành chánh khác biệt tại Hoa Kỳ.

“Việc tham gia của Hoa Kỳ và Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã được Hội đồng Y tế Thế giới chấp nhận, với một số điều kiện đề ra cho Mỹ đối với chuyện rút ra khỏi WHO. Các điều kiện đó bao gồm việc báo trước một năm và thanh toán đầy đủ nghĩa vụ vể tài chính”, Stephane Dujarric.

Trong khi đó, phúc trình cho thấy coronavirus lan rộng nhanh chóng nhất tại châu Mỹ La Tinh.

Còn tại Phi Châu, đã có hơn nửa triệu trường hợp nhiễm bệnh, thế nhưng nhiều quốc gia Phi Châu hiện thiếu hụt các dụng cụ thử nghiệm.

Còn tại Âu Châu, các cuộc biểu tình bạo động diễn ra tại Belgrade là thủ đô của Serbia, phản đối việc tái lập các biện pháp ngăn ngừa coronavirus.

Bộ Trưởng Nội vụ Serbia là ông Nebojsa Stefanovic lên án cuộc biểu tình, trong đó những người biểu tình nhắm mục tiêu vào tòa nhà Quốc Hội ở khu thương mại chính của thủ đô.

“Tôi nghĩ tối nay mọi chuyện rất rõ ràng, sau khi quí vị có thể thấy được những gì diễn ra trên đường phố Belgrade, Novi Sad, Kragujevac và các thành phố khác tại Serbia".

"Một tình thế mà chúng ta có thể mô tả là hoàn toàn bạo động, hay tìm cách gây bạo lực và việc đối đầu của mọi người không còn giữ khoảng cách xã hội, hoặc tìm cách dùng vũ lực để chiếm quyền đi ngược lại ý muốn của người dân”, Nebojsa Stefanovic.

Được biết Tổng Thống Serbia nhượng bộ về kế hoạch giới nghiêm cuối tuần, kéo dài từ 6 giờ chiều thứ sáu cho đến 5 giờ sáng thứ hai.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share