Tiên đoán san hô bị bạch hóa mỗi hai năm

The Great Barrier Reef off the northeastern coast of Australia in December 2017

The Great Barrier Reef off the northeastern coast of Australia in December 2017 Source: AAP

Một phúc trình tiên đoán rặng san hô Great Barrier Reef sẽ bị hư hại nặng do việc bị bạch hóa quan trọng diễn ra mỗi hai năm vào năm 2034 nếu vấn đề thải khí nhà kính không giảm bớt.


Hội đồng Khí Hậu tìm thấy sự kiện san hô bị trắng xóa ngày càng trở nên thường xuyên hơn và sẽ tiếp tục, trừ khi việc thay đổi khí hậu có thể được chậm lại hay đảo ngược.

Theo Hội đồng Khí Hậu Úc châu, các sự kiện san hô bị bạch hoá chưa từng có trước đây đã diễn ra vào năm 2016 và 2017, khiến cho san hô bị chết đi rất nhiều.

Trong bản phúc trình mới nhất có tựa đề là, Các Hậu quả Tử vong: Thay đổi khí hậu Ảnh hưởng lên Rặng San Hô Great Barrier Reef, Hội đồng cho biết có 30 phần trăm san hô trong rặng đã chết hồi năm 2016, thế nhưng các san hô mọc nhanh đã xuất hiện trong tình huống tệ hại nhất.

Việc san hô chết đi làm giảm bớt nơi sinh sản của các đàn cá, cũng như giảm sụt số lượng các loài cá khác nhau sống trong rặng san hô.

Một giảng viên cao cấp về Khoa học Thông tin Địa Lý của đại học Wollongong, tiến sĩ Sarah Hamylton mới trở về sau cuộc viếng thăm rặng san hô cho biết.

“Tôi không hề dự đoán tình trạng tệ hại đến như thế nầy, khi tôi thấy được một đôi tuần lễ trước đây".

"Chẳng còn có nhiều san hô sống sót và có nhiều rong tảo chiếm chỗ. Mặc dù chúng tôi có nhìn thấy có nhiều san hô mới, vốn là một điều rất tích cực và điều đó có nghĩa là có một số san hô mọc nhanh đã trở lại, quí vị có thể thấy được sự khác biệt hoàn toàn về sự thay đổi căn bản của rặng san hô".

"Trước khi đến viếng nơi nầy 3 hay 4 năm trước, quí vị có thể thấy những chuyện hoàn toàn trái ngược với các san hô có hình dạng khác nhau, nay quí vị thấy được có loại san hô mọc rất nhanh và là những loại san hô trẻ, những thứ được phục hồi kể từ sau vụ bạch hóa mới nhất, hay những san hô thực sự chịu đựng được tình trạng bạch hóa vừa qua”, Sarah Hamylton.

Theo bản phúc trình, việc gia tăng nhiệt độ trên mặt biển trong thế kỷ qua, dẫn đến kết quả là những đợt nắng nóng trên biển khắp toàn cầu, đã xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn.

Quyền Chủ tịch Hội đồng Khí Hậu, tiến sĩ Martin Rice nói rằng tương lai của rặng san hô trên thế giới, tùy thuộc vào các quốc gia trong đó có nước Úc, hãy thực hiện phần của mình, trong việc đối phó hữu hiệu với tình trạng thay đổi khí hậu.

“Chính phủ liên bang đã đề nghị một giải pháp chữa cháy và tạm thời mà thôi, vì vậy khi chúng tôi nhìn vào các biện pháp như cải thiện phẩm chất nước, thì chúng không giải quyết nguyên nhân tận gốc rể của vấn đề, đó là sự thay đổi khí hậu, mà giải pháp là chuyển sang năng lượng tái tạo và kỹ thuật tồn trữ năng lượng”.

Còn tiến sĩ Hamylton cho biết, trong khi việc đánh cá quá mức và nước từ đất liền do nông nghiệp và kỹ nghệ thải ra, chảy xuống biển dọc theo bờ biển Queensland, có thể cho thấy rõ ràng những tổn hại cho san hô địa phương, ngoài ra thì khó mà thấy được hậu quả của thay đổi khí hậu.

“Phá vỡ những chuyện bạch hóa san hô là do vấn đề rộng lớn hơn về thay đổi khí hậu, vốn là những gì rất khó thực hiện, thế nhưng bằng chứng được mọi người đề nghị là ảnh hưởng do con người tạo nên và điều thực sự phải làm, là chuyện thải thán khí qua đốt các nhiên liệu hoá thạch”.
"Có lẽ, ông ta nên nói chuyện với bất cứ người nào trong số 64 ngàn người, mà công việc của họ lệ thuộc vào rặng san hô được khoẻ mạnh và sống động”, Leslie Hughes.
Trở lại năm 2015, nước Úc cam kết giảm bớt khí thải nhà kính từ 26 đến 28 phần trăm vào năm 2030, theo mức qui định trong Hiệp Định Khí Hậu Paris.

Một nhà địa chất thuộc Khoa Sinh học thuộc đại học Mcquarie và cũng là Ủy viên Khí hậu của Hội đồng Khí Hậu Úc châu, giáo sư Lesley Hughes cho đài ABC biết rằng, bà không nghĩ rằng mục tiêu là quá xa.

Bà chỉ trích cựu Thủ tướng Tony Abbott vốn là người ký vào hiệp định về Thời tiết, lại đề nghị nước Úc nên rút ra khỏi hiệp ước nầy.

“Vâng tôi nghĩ mọi người nên hỏi ông Tony Abbott, nếu ông ta sẵn lòng ký bản án tử hình, cho kỳ quan còn lại lớn nhất trên thế giới hay không".

"Tôi nghĩ chúng ta cũng nên hỏi ông, liệu có sẵn lòng tìm ra 6 tỷ đô la từ đâu đó, mà rặng san hô hiện mang lại cho nền kinh tế Úc".

"Và có lẽ, ông ta nên nói với bất cứ người nào trong số 64 ngàn người, mà công việc của họ lệ thuộc vào rặng san hô được khoẻ mạnh và sống động”. Leslie Hughes.

Tổng trưởng Môi sinh và Năng lượng, ông Josh Frydenberg hiện công du Pháp, Canada và Hoa kỳ, nhằm gia tăng sự cộng tác quốc tế về các vấn đề môi sinh.

Ông và Chủ tịch Công viên Hải Dương Great Barrier Reef, sẽ gặp gỡ với Tổng Giám Đốc tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc tại Paris.
 
Trong khi lưu lại Hoa Thịnh Đốn, ông sẽ gặp gỡ các viên chức của Tòa Bạch Ốc để biết thêm về đường lối của chính phủ Trump đối với vấn đề thay đổi khí hậu và năng lượng.

Ông Frydenberg trước đó cho biết, chính phủ Úc cam kết bảo vệ và phục hồi rặng san hô Great Barrier Reef.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share