'Coronavirus còn nguy hiểm hơn cả khủng bố'

Coronavirus

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Director General of the WHO informs the media about the covid-19 virus Source: AAP

Lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng coronavirus là mối đe dọa toàn cầu còn nguy hiểm hơn cả khủng bố và hiện là kẻ thù số một của công chúng. WHO đặt tên cho loại coronavirus mới là Covid-19.


Tổng Giám đốc WHO, Tedros Ghebreyesus nhấn mạnh rằng đây là trường hợp khẩn cấp cho Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng đe dọa cả thế giới. 

“Một loại virus có sức tàn phá còn hơn cả khủng bố. Nếu thế giới không chịu tin rằng con virus này là kẻ thủ số một của chúng ta hiện nay thì sao?"

WHO đưa ra cảnh báo vừa nói tại hội nghị khoa học đầu tiên về dịch bệnh coronavirus tổ chức tại Gence trong 2 ngày với sự tham dự của khoảng 400 nhà khoa học trên thế giới.

Nhân dịp này Dr Tedros công bố tên gọi cho loại coronavirus mới.

"Đó là Covid-19. Chúng tôi phải nghĩ ra một cách tên không liên quan gì đến địa lý, thú vật, hay một dân tộc nào, có thể phát âm dễ dàng, và liên quan đến căn bệnh.

Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào cuối tháng 12, đến nay đã làm cho hơn 1 ngàn người thiệt mạng và trên 43 ngàn người nhiễm bệnh tại 25 quốc gia. Nhưng đại đa số các ca bệnh là ở Trung Quốc.

Một nhóm chuyên gia y tế tiền trạm của WHO vừa đến Trung Quốc hôm 10/2 để điều tra về dịch bệnh. Cuối tháng trước, Dr Tedros đã đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình cùng giới chức liên quan của Trung Quốc, và đi đến thỏa thuận về việc gửi một phái bộ quốc tế đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải mất gần hai tuần lễ để chính phủ Trung Quốc “bật đèn xanh” cho việc thực hiện thoả thuận này.

Dr Tedros cũng nhấn mạnh đến những trường hợp đáng quan ngại liên quan đến sự lây lan của virus ở những người chưa từng đến Trung Quốc, vốn có thể khiến cho dịch virus corona bùng phát mạnh.

Nhưng Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, Zhong Nanshan trấn an mọi người rằng tuy dịch bệnh ở Vũ Hán rất nặng nhưng có thể kết thúc vào tháng tư.

"Chúng tôi sẽ phải còn làm việc rất nhiều ở Vũ Hán. Các ca ghi nhận được ở đó mỗi ngày không thuyên giảm, nhưng cũng không quá tăng. Là tâm điểm của dịch bệnh, Vũ Hán cần phát cách lý người bệnh ra khỏi người khỏa mạnh. Chúng ta phải chặn đứng sự lây lan. Vấn đề chúng tôi chưa giải quyết được là để virus không lây từ người qua người." 

Trung tâm Quản lý Dịch bệnh ở Mỹ tin rằng Covid-19 không mạnh bằng SARS. Nhưng phó giám đốc trung tâm này Dr Anne Schuchat, nói rằng tốc độ lây lan của Covid-19 là đáng quan ngại. 

"Dịch lần này lây lan nhanh hơn là SARS. Chúng ta có thể thấy tốc độ virus này lan qua các nước, trên 20 quốc gia rồi, nó cho thấy virus này dễ lan truyền hơn là SARS."

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua với thời gian để bào chế vacxin. Đây là một tiến trình có thể mất nhiều năm trời. Một nhóm nghiên cứu ở Anh đã bắt đầu thử nghiệm trên thú vật.

Nhưng Anthony Fauci, một chuyên gia dịch tễ ở Mỹ nói rằng cũng phải mất từ 1 năm đến năm rưởi mới có được vacxin.  

"Một loại vacxin có thể phân phát rộng rãi cũng phải mất ít nhất 1 năm nữa. Vì vậy tình huống tệ hại nhất là dịch bệnh trở nên xấu hơn, mà tôi hy vọng nó sẽ không như vậy. Sáu tháng sau cùng của công việc đi tìm một loại vacxin công hiệu là lúc chúng ta phải đầu tư hàng trăm triệu đôla để thử nghiệm trên những người có nhiều nguy cơ lây nhiễm nhất."

Như vậy cũng có thể các nhà khoa học không tìm ra được vacxin trước khi Covid-19 tự động biến mất như hồi dịch SARS năm 2003.




Share