Cuộc điều tra về nạn tự tử trong hàng ngũ quân nhân nhắm vào văn hoá nơi làm việc của Lực lượng Quốc phòng

Kevin Connor QC during the Royal Commission into Defence and Veteran Suicide in Sydney

Kevin Connor QC during the Royal Commission into Defence and Veteran Suicide in Sydney Source: AAP

Các quan chức cấp cao của quốc phòng sẽ được yêu cầu đưa ra bằng chứng tại Ủy ban Hoàng gia điều tra về các vụ tự sát của cựu quân nhân và quốc phòng. Phiên điều trần này sẽ kéo dài hai tuần, bắt đầu ở Sydney, tập trung vào văn hóa nơi làm việc trong Lực lượng Quốc phòng Úc.


Trong ngày đầu tiên của phiên điều trần thứ ba.

Các quan chức cấp cao trong lực lượng hải quân, lục quân và không quân đã được triệu tập để trình diện khi Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF) đang điều tra để xem nên làm gì để giải quyết các vấn đề văn hóa tại nơi làm việc.

Vào tháng hai đã có các phiên điều trần, trong đó các quan chức Bộ Cựu chiến binh đã được hỏi về việc đã để tồn đọng các yêu cầu bồi thường trong 200 ngày.

Cố vấn hỗ trợ Ủy ban, Kevin Connor, đã nói với phiên điều trần rằng gia đình của các thành viên thuộc ADF, những người đã tự kết liễu cuộc sống của mình, họ xứng đáng phải nhận được câu trả lời.

“Nỗi đau đớn mà những người đã chết vì tự tử phải trải qua, gia đình, bạn bè của họ và những người xung quanh là không thể đong đếm được.”

Số liệu mới nhất cho thấy có hơn 1.200 thành viên ADF đã chết do tự sát kể từ năm 2001, với những người có nguy cơ cao nhất là sau khi rời quân ngũ.

Trung bình mỗi tuần lại có ít nhất một người tự sát và điều này đã xảy ra trong suốt 20 năm qua, trong đó tài liệu tham chiếu có bao gồm cả những quân nhân hiện tại và những người đã từng phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cả trước đó nữa.

Các số liệu từ Viện Y tế và Phúc lợi Úc cho thấy nam giới đã từng phục vụ quân đội có nguy cơ tự tử cao hơn 24% so với dân số chung và nữ giới từng phục vụ quân ngũ có tỷ lệ cao hơn 102% so với các phụ nữ khác.

Nhưng phiên điều trần vẫn chưa rõ phạm vi thực sự của vấn đề.

Ông Kevin Connor đổ lỗi cho những thất bại trong việc thu thập đầy đủ dữ liệu.

Sau một chuỗi các vụ bê bối nổi tiếng liên quan đến bắt nạt, lạm dụng và tấn công tình dục, ADF đã đưa ra 175 khuyến nghị được gọi là “Con đường thay đổi”.

Năm ngoái, ADF báo cáo rằng tất cả đã được hoàn thành, nhưng khi chất vấn Thứ trưởng Nhóm Quốc phòng Justine Greig thì bà lại nói thực tế không chính xác như vậy.

“Gọi là ‘Hoàn thành’ có thể không phải là từ chính xác nhất, nhưng chắc chắn công việc đã có tiến triển theo hình thức khác hoặc chưa được chấp thuận của Ủy ban Quốc phòng trong năm 2012 bởi vì có công việc khác đang được tiến hành.”

Trong số các khuyến nghị chưa được thực hiện có việc thiết lập một khuôn khổ trách nhiệm giải trình quốc phòng mới.

Ủy ban hoàng gia cũng cho biết ADF đang tiếp tục làm việc về các thủ tục để cho phép các khiếu nại được lắng nghe tốt hơn.

Lực lượng đặc nhiệm ứng phó nạn lạm dụng trong Quốc phòng được thành lập vào năm 2012 đã nhận được hàng nghìn đơn khiếu nại.

Ủy ban đã nghe nói về những khiếu nại nhưng chỉ có 130 người được giới thiệu đến người đứng đầu lực lượng quốc phòng và kết quả là chỉ ba người bị kỷ luật.

Justine Greig nói bà tin rằng mỗi trường hợp đều được xem xét thích hợp.

“Tôi tin rằng lực lượng đặc nhiệm ứng phó về nạn lạm dụng quốc phòng đã làm việc kỹ lưỡng và các giấy giới thiệu được gửi cho người đứng đầu lực lượng quốc phòng trong ngày cũng được theo dõi kỹ lưỡng.”

Phiên điều trần sẽ kéo dài trong hai tuần, xem xét những nỗ lực của ADF trong việc cải tổ văn hóa cho đến nay, và những công việc vẫn cần phải hoàn thành.

Cuộc điều tra này dự kiến sẽ kéo dài đến 2 năm, trong đó sẽ xem xét đến chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ dành cho quân nhân sau khi họ rời quân ngũ, và tìm ra cách thức để ngăn ngừa những cái chết thương tâm.

Uỷ ban sẽ có biên bản tổng kết, trong đó xem lại quy trình tuyển dụng, sự sắp xếp nhà ở và tài chính, và văn hoá tổ chức trong quân đội.

Uỷ ban sẽ có hạn chót nộp báo cáo ban đầu vào ngày 11/8/2022, và báo cáo cuối cùng là vào 15/6/2023.

 


Share