Dân chúng ở Biloela ra sức vận động cho gia đình tị nạn Tamil

Friends and supporters of a Tamil family facing deportation (file pic)

The Federal Court is due to hand down its decision on whether a Tamil family can stay in Australia. Source: AAP

Dân chúng tại một thị trấn nhỏ ở Queensalnd một lần nữa kêu gọi chính phủ đừng trục xuất một gia đình trẻ đã lập nghiệp tại đây từ nhiều năm qua. Nhưng Bộ trưởng Di Trú Peter Dutton đã loại trừ mọi khả năng lưu lại Úc của gia đình người tị nạn Tamil này.


Ông Nadesalingnam và vợ là Priya từ Sri Lanka vượt biên đến Úc trên hai chiếc thuyền khác nhau vào năm 2012 và 2013.

Sau khi qua thanh lọc ở Christmas Island hai người gặp nhau ở Queensland và định cư trong thị trấn Biloela để chờ đơn xin tị nạn được cứu xét.

Thị trấn Biloela cách Brisbane 7 giờ lái xe với dân số chưa tới 6 ngàn người. 

Nhưng khi visa bắt cầu của Priya hết hạn vào tháng 3 năm ngoái, gia đình bị bắt ra khỏi nhà và chở đến một trại tạm giam di trú ở Melbounre cách đó 1.800 cây số.

Kể từ đó người dân trong thị trấn đã vận động để cho gia đình 4 người được trả tự do.

Bộ Di trú nói họ đến Úc bất hợp pháp, hai người kháng cáo nhưng tòa liên bang hồi tháng 6 đã y án. Thế là kể từ ngày 1 tháng 2, họ có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào.

Bà Angela Fredericks ở Bioela dẫn đầu cuộc vận động cho gia đình ông bà Nades được ở lại Úc.

“Họ là những người bạn của chúng tôi, họ là hàng xóm của chúng tôi. Đây là cuộc tranh đấu cho đồng hương Úc. Đây là trường hợp tuyệt vời của chính sách sách khuyến khích định cư ở nông thôn, là một trường hợp thành công thật sự. Hãy dùng họ để cho mọi người biết chúng ta kỳ vọng gì ở di dân đến Úc.”

Bạn của Angela là Bronwyn Dendle tin rằng trục xuất gia đình ông bà Nades và hai con nhỏ sinh ra tại Úc là không hợp lý.

“Chúng tôi sẽ không dừng lại đâu, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động để cho mọi người biết chuyện, và để động viên gia đình Nades và Priya cùng 2 đứa con nhỏ hãy mạnh mẻ và vững tin.

"Họ đã trở thành một phần của cộng đồng địa phương ngay từ khi mới đến và cố gắng sống hòa nhập như những công dân Úc.

"Tôi cũng không thể giải thích cho mấy đứa con của tôi là tại sao bạn của nó Kopiga vẫn bị giam giữ. Tôi không biết trả lời thế nào. Tôi chỉ có thể nghĩ rằng họ sanh ra nhầm nơi,” bà Dendle nói.

Dân chúng trong vùng đang dự trù xuống đường trong những ngày tới trước văn phòng của dân biểu bộ trưởng di trú David Coleman và bộ trưởng nội vụ Peter Dutton để kêu gọi trả tự do cho gia đình Nades và Priya.

Nhưng ông Dutton đã loại trừ khả năng tái xét trường hợp này.

“Gia đình này đã trải qua nhiều bước pháp lý, và mọi tòa án đều không công nhận họ là người tị nạn. Họ đã được cho biết trước khi sanh con là họ sẽ không được định cư tại Úc nhưng họ không chịu nghe.”

Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy ông bà Nades và Priya là 2 trong số 6 ngàn người tầm trú Sri Lanka đến Úc bằng thuyền trong khoảng năm 2011 đến 2013 và được cấp visa bắt cầu tuy bị xem là những người đến Úc bằng đường biển bất hợp pháp, gọi tắt là IMA.

Trong số 10.500 trường hợp xin tị nạn đang được tái xét, 17% đến từ Sri Lanka. Aran Mylvaganam [[arran mile-wahgnam]], thuộc Hội đồng Tị nạn Tamil quả quyết nhiều người đã đào thoát để tránh bị đàn áp.

“Gia đình hiện không được khỏe lắm vì sức khỏe của họ bị ảnh hưởng vĩnh viễn do bị giam giữ vô thời hạn. Tình hình của người Tamil ở Sri Lanka rất tồi tệ.

"Nhiều người vẫn bị bắt đi biệt tích. Nhà chức vẫn sử dụng biện pháp tra tấn. Trong tình cảnh như vậy người tị nạn Tamil không nên bị cưỡng bách hồi hương.”

Thị trấn Biloela nằm trong quận Banana của Queensland, cách Rockhampton 150 cây số, là khu vực khai thác than đá vốn được gọi vùng đất hứa.

Nades được nhận vào một lò sát sinh trong lúc cùng vợ làm việc thiện nguyện trong địa phương.

Một người siêng năng như vậy theo nông gia chăn nuôi Scott Jensen, khiến cho gia đình này xứng đáng làm công dân Úc.

“Bất kỳ ai làm việc sêng năng, đóng thuế đầy đủ, thì không cần biết họ đến từ đâu, nếu họ sẵn sàng đóng góp như vậy họ nên được cho phép ở lại Úc. Tôi không muốn nghĩ đến những gì xảy ra nếu họ bị trả về nước. Họ có thể biến mất không biết chừng.”

Hiện có khoảng 1.350 thuyền nhân đang bị giam giữ trong các trung tâm di trú của Úc.


Share