"Di dân khuyết tật bị cho là gánh nặng tài chính đối với nước Úc"

High Angle View Of Man Sitting On Wheelchair

Source: EyeEm

Chính sách di dân hiện tại của Úc phân tích những di dân khuyết tật đến từ các quốc gia không nói tiếng Anh là gánh nặng tài chính và điều đó khiến họ gần như không thể nhận được thị thực hoặc việc làm. Các nhóm vận động cho rằng di dân khuyết tật nên được coi là những người đóng góp tích cực cho xã hội và họ không nên bị phân biệt đối xử.


Aileen Ng, 30 tuổi, bị thiểu năng trí tuệ, ban đầu cô đã bị từ chối cấp visa do khuyết tật khi từ Malaysia chuyển đến Úc.

Aileen đã dành hầu hết thời gian ở nhà và làm không làm được gì nhiều cho đến khi gia đình cô tìm thấy một chương trình đào tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương Onemda, tổ chức này đã ủng hộ hết mình để cô có được thị thực lao động và hỗ trợ gia đình đưa hồ sơ ra tòa.

Hiện cô đang hạnh phúc làm việc tại một quán cà phê ở Doncaster East, Victoria.

“Tôi đang làm việc tại quán cà phê Indulgence ở trung tâm mua sắm The Pines. Tôi thích phục vụ bàn và tất cả những thứ này. Phục vụ bàn, phục vụ khách hàng. Tôi cảm thấy tốt hơn khi làm việc vì nó khiến bản thân bận rộn.”

Simon Lewis, Giám đốc điều hành của Onemda, tổ chức hỗ trợ và dịch vụ Người khuyết tật Victoria đã giúp Aileen, cho biết Chính phủ Úc coi nhẹ khả năng đóng góp của người khuyết tật cho xã hội, thường từ chối nhập quốc tịch hoặc cấp Thị thực.

“Chúng tôi nhận thấy, những người mới đến hay họ sinh ra ở Úc. Người khuyết tật có khả năng đóng góp giá trị to lớn cho nước Úc, về mặt kinh tế, xã hội và bản thân người đó. Tôi cho rằng họ phải có nhiều cơ hội tiếp cận hơn, phải xoá bỏ những rào cản và trở ngại tiếp cận đó, và chúng ta phải phá bỏ một số quan niệm sai lầm này.”

Ông Lewis cho biết những di dân khuyết tật được chính phủ Úc coi như những công dân hạng hai.

“Người khuyết tật có quyền được học hành, quyền được tham gia tích cực vào mọi khía cạnh của xã hội hàng ngày. Nhưng dường như có sự đối xử như một công dân hạng hai thay vì coi họ là tiềm năng và giá trị mà họ có thể mang lại . Đúng là họ cần hỗ trợ thêm, nhưng họ sẽ mang lại những giá trị và đóng góp to lớn cho xã hội. Ý tôi là, tỷ lệ tham gia làm việc của họ là rất lớn. Nếu bạn tuyển dụng một người khuyết tật, con số thống kê sẽ cho bạn thấy rằng họ sẽ xuất hiện làm việc mỗi ngày, họ rất sẵn sàng và có thể thực hiện công việc.”

NEDA, là một Tổ chức Người Khuyết tật quốc gia ủng hộ quyền của người khuyết tật và gia đình của họ, những người có nguồn gốc đa văn hóa và ngôn ngữ và không nói tiếng Anh.

Một trong những phản đối chính sách của họ là cái gọi là 'yêu cầu về sức khỏe' mà chính phủ Úc áp dụng cho những di dân.

Yêu cầu về sức khỏe quy định rằng người nộp đơn xin thị thực phải không có ‘bệnh tật hoặc tình trạng sức khoẻ’, vì sẽ khiến cộng đồng Úc phải trả một khoản tiền ‘đáng kể’, hoặc ngăn công dân Úc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cộng đồng hoặc các nguồn lực khan hiếm khác.

Giám đốc điều hành NEDA Dwayne Cranfield nói rằng cách thức áp dụng bài kiểm tra yêu cầu sức khỏe là vô lý.

Ông nói ngay cả một phụ nữ trẻ người Anh mắc hội chứng Down cũng bị từ chối visa du lịch vì cô ấy đã trượt bài kiểm tra.

“Chúng ta cần phải loại bỏ nó. Chúng ta cần loại bỏ toàn bộ quá trình. Chúng ta cần ngừng xem những người khuyết tật như một gánh nặng. Chúng ta đã thấy các bộ trưởng nói về những người khuyết tật như một gánh nặng. Gánh nặng khuyết tật. Chúng ta phải bắt đầu xem xét những gì những người đó đem lại cho cộng đồng, những gì họ mang đến cho cuộc trò chuyện và sự thật rằng chúng ta là một quốc gia được xây dựng dựa trên di dân. Chúng ta phải ngừng nhìn vào sự thiếu sót của mọi người.”

Maureen Fordyce từ Amparo, một tổ chức vận động cho người khuyết tật có trụ sở tại Brisbane, cho biết khi những di dân ở Úc có con bị khuyết tật, họ hầu như không thể vượt qua các bài kiểm tra yêu cầu sức khỏe.

“Rất khó, chúng tôi thấy, chẳng hạn, chúng tôi hoan nghênh người New Zealand đến và sống ở Úc, làm việc ở đây, đóng thuế, trả Medicare, họ có thể sống ở đây 15 năm, nhưng sau đó họ sinh con và người con bị khuyết tật. Khi đó họ gần như không thể xin được thường trú nhân hoặc quyền công dân. Và vì họ không xin được thường trú nhân, nên con của họ thường sẽ không đạt yêu cầu trong cuộc đánh giá sức khỏe.”

Bà Fordyce nói rằng chính phủ liên bang Úc nên cấp quyền truy cập vào Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia cho những di dân khuyết tật.

“Một ​​ví dụ, chúng tôi đang làm việc với một thanh niên đến Úc với tư cách xin tị nạn. Sau khi ở đây một thời gian ngắn, anh ấy bị đột quỵ. Hiện anh ấy đang sống trong một viện dưỡng lão. Chính phủ liên bang sẽ hỗ trợ để anh ấy sống trong viện dưỡng lão nhưng họ sẽ không cho phép anh ta tiếp cận với Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia và nhận được hỗ trợ mà anh ta cần để sống một cuộc sống tốt trong cộng đồng. Vì vậy, anh ta đang có thị thực bảo vệ tạm thời và theo luật hiện hành, anh ta sẽ không bao giờ có thể xin được thường trú nhân.”

Các tổ chức làm việc với di dân khuyết tật, đặc biệt là những người có nguồn gốc đa văn hóa, đang kêu gọi chính phủ Úc thay đổi.

Họ muốn người khuyết tật được công nhận là những người có quyền bình đẳng, những người đóng góp tích cực cho xã hội, thay vì chỉ là gánh nặng tài chính.

 


Share