Do dự chích vắc xin vẫn là một vấn đề toàn cầu quan tâm

A demonstrator in front of the Austrian embassy in Paris

A demonstrator in front of the Austrian embassy in Paris Source: Getty Images

Thái độ ngần ngại trong việc chích vắc xin COVID-19, tiếp tục là mối quan tâm trên toàn thế giới. Nhiều nước hiện vất vả trong việc chủng ngừa cho dân chúng nước mình thế nhưng vẫn nới rộng các hạn chế, còn một số quốc gia khác ghi nhận các con số kỷ lục hàng ngày về các ca nhiễm mới và số tử vong.


Âu Châu một lần nữa trở thành tâm điểm của đại dịch COVID-19.

Việc nầy nhắc nhở một số quốc gia tái áp đặt các hạn chế khi ngày lễ Giáng Sinh đến gần, cũng như các cuộc tranh luận nổi lên về việc, liệu vắc xin không thôi có đủ để chế ngự COVID-19 hay không.

Với việc lây nhiễm coronavirus gia tăng tại các quốc gia Âu Châu như Áo và Hoà Lan ở mức độ cao, Tổ chức Y tế Âu Châu hay EMA hiện phát động chiến dịch nhằm đạt đến những người chpa chủng ngừa.

Người đứng đầu tổ chức nói trên là ông Marco Cavaleri cho biết.

“Do đang bước vào mùa đông, chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm COVID-19 và nhập viện đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia thành viên".

"Phần lớn bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt, là những người chưa được tiêm chủng".

"Do đó, chúng tôi muốn nhắc lại sự cần thiết phải tiêm chủng và những người đủ điều kiện được tiêm tăng cường".

"Điều quan trọng là chúng tôi phải tiếp tục đợt tiêm chủng, đặc biệt là ở những quốc gia thành viên có tỷ lệ tiêm chủng thấp đến mức không thể chấp nhận được”, Marco Cavaleri.

Ông nói rằng Tổ chức Y tế Âu Châu hiện nới rộng việc chủng ngừa đến những nhóm người trẻ tuổi hơn.

“Tuần trước Tổ chức Y tế Âu Châu EMA bắt đầu đánh giá đơn đăng ký để mở rộng việc sử dụng vắc xin Moderna COVID-19 Spikevax, cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi".

"Việc đánh giá tương tự cho việc sử dụng Pfizer BioNTech Comirnaty, trên 5 đến 11 tuổi đang được tiến hành tốt và chúng tôi đã có thể nâng cao tiến độ và giờ đây hy vọng rằng CHMP tức Ủy ban Dược phẩm thuộc EMA, có thể đưa ra khuyến cáo vào cuối tháng này và có thể là vào cuối tuần sau”, Marco Cavaleri.

Còn Đức chấp nhận các biện pháp mới, nhằm ngăn chận các ca nhiễm kỷ lục tại đây.

Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã hội họp trực tuyến với Phó Thủ Tướng Olaf Scholz và 16 Thống Đốc Tiểu bang, nhằm điều hợp phản ứng của nước nầy đối với sự gia tăng các ca nhiễm.

Bà cho biết, hội nghị đồng ý thắt chặt các biện pháp chống virus và trong tương lai, sẽ kết nối với tỷ lệ số bệnh nhân vào bệnh viện do COVID-19 trên 100 ngàn người, trong thời gian một tuần lễ.

“Trên thực tế, chúng tôi có các mức độ giá trị được xác định, trên đó phải sử dụng một số biện pháp nhất định trên toàn quốc".

"Chỉ số này bắt đầu với số nhập viện, quí vị biết đối với chúng tôi, đây là giá trị quyết định của cả ba".

"Nếu vượt quá, thì 2G tức là chỉ được tiêm chủng hoặc phục hồi, mới có thể tiếp cận các cơ sở làm việc chung, việc nầy phải được giới thiệu trên toàn quốc”, Angela Merkel.
"Tôi đoán mọi người đã sẵn sàng để tiếp tục mang khẩu trang", Andrew Levine.
Trong khi đó các tiểu bang cũng xem xét việc cưỡng bách tiêm chủng cho một nhóm người như các nhân viên y tế hay nhân viên tại các viện dưỡng lão.

Còn tại Pháp, hàng trăm người tụ tập bên ngoài tòa đại sứ Áo tại Paris, để biểu tình chống lại các biện pháp hạn chế COVID-19 mới của Áo, theo đó buộc những người chưa tiêm chủng vào tình trạng phong tỏa.

Họ nghi ngờ nước Pháp có thể là quốc gia kế tiếp tái áp dụng các hạn chế, nhằm đối phó với sự lây lan của virus.

Nhà giáo Martine Cirasa có mặt trong số những người biểu tình.

“Những gì đang xảy ra ở Áo là rất nghiêm trọng, vì vậy trước hết, chúng ta phải ủng hộ người dân Áo".

"Bởi vì tôi nghĩ rằng, những gì họ áp đặt là kinh dị và phân biệt đối xử".

"Tất nhiên, tôi sợ phải chứng kiến ​​điều đó xảy ra ở Pháp".

"Những điều này có thể xảy ra ở Pháp hoặc ở các nước châu Âu khác và chúng tôi đã cảnh báo rằng, chúng tôi không muốn điều đó xảy ra ở đây”, Martine Cirasa .

Tại Hoa Kỳ và tại thủ đô Washington D.C, hiện có kế hoạch nhằm bãi bỏ hầu hết các yêu cầu mang khẩu trang trong nhà vào tuần tới, khi các ca nhiễm COVID-19 có chiều hướng đi xuống.

Bắt đầu vào tuần tới ngày 22 tháng 11, nhiều nơi không cò yêu cầu mang khẩu trang tại những nơi trong nhà.

Ông Andrew Levine sống tại thủ đô Washinton DC, hiện theo học môn y tế công cộng tại đại học George Washington, quan ngại về việc bãi bỏ lệnh mang khẩu trang trong toàn thành phố.

“Khi tôi đáp xe điện ngầm, tôi đã thấy một số người không đeo khẩu trang ngay cả khi họ có nhiệm vụ".

"Vì vậy tôi chỉ có thể tưởng tượng rằng, mọi người sẽ ngày càng ít đeo chúng hơn".

"Tôi không chắc liệu điều đó có có một triển vọng tốt về số lượng trường hợp mà chúng tôi có ở DC, vì vậy chuyện đó làm tôi hơi lo lắng, nhưng tôi sẽ tiếp tục đeo nó ở trường và tôi không nghĩ điều đó sẽ thay đổi".

"Nếu chúng tôi không phải đeo nó trong nhà hàng và không bắt buộc, tôi đoán tôi sẽ không đeo nó thế nhưng tôi đoán cuối cùng rồi cũng đến lúc".

"Tôi đoán mọi người đã sẵn sàng để tiếp tục mang khẩu trang", Andrew Levine.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share