Doanh nghiệp phản ứng khác nhau trước các gói trợ giúp tài chánh

Restaurateur David Bitton

Restaurateur David Bitton Source: SBS

Khi Sydney chuẩn bị kéo dài tình trạng phong toả thêm ít nhất là hai tuần nữa, các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng đã hoan nghênh sự trợ giúp tài chánh mà tiểu bang và liên bang đồng tài trợ. Tuy nhiên nếu nhiều doanh nghiệp cảm thấy thở phào nhẹ nhõm thì không phải những người khác ai cũng vui vẻ.


Một chủ nhà hàng tên là David Bitton rõ ràng rất vui mừng vì chiến thắng của Pháp trước tuyển Úc trong loạt đấu thứ hai.

Kết quả đến ngay trước ngày quốc khánh Pháp 14/7, là một điều hoàn hảo giúp nâng đỡ tinh thần của ông trong phong toả.

Cuộc phong toả lần này đã đánh mạnh vào ba nhà hàng Pháp của ông.

Ông sẽ phải hoàn tiền cho 300 khách hàng đã trả trước để đặt chỗ tại nhà hàng ông nhằm ăn mừng ngày kỷ niệm Bastille, vốn là dịp thu nhập cao nhất của nhà hàng trong năm.

Hôm nay là ngày lớn thứ ba hoặc thứ tư trong năm, chỉ đứng sau ngày của mẹ và ngày của cha, chúng tôi có 300 khách đã đặt chỗ trước tại cả ba nhà hàng. Vì vậy chúng tôi phải hoàn tiền lại cho khách hoặc vài người có thể chuyển lịch đặt chỗ, nhưng biết đến bao giờ, chúng tôi không thể biết khi nào phong toả kết thúc, chúng tôi cũng không biết phải làm gì, vì vậy điều đúng đắn nhất là hoàn trả hết tiền đặt cọc cho khách.

Ông hoan nghênh sự hỗ trợ tài chính mà chính phủ New South Wales và chính phủ Liên bang đồng cung cấp.

Nhưng ông Bitton nói ông muốn quá trình tiếp cận các khoản thanh toán đơn giản hơn.

Tôi không được đi học, bạn biết đấy tôi là một đầu bếp, tôi là một thanh niên tự lập nghiệp, cả hai vợ chồng tôi, tôi hiểu khi nào chúng tôi sẽ được hưởng quyền lợi này, với tiểu bang đó là ngày 19 tháng 7, chúng tôi có thể nộp hồ sơ xin trợ cấp này, còn với Liên bang nếu tôi hiểu rõ ràng, thì là chúng tôi có thể gởi một thư thể hiện sự quan tâm EOI nhưng chúng tôi không biết con số sẽ bao nhiêu, và chúng tôi sẽ nhận được gì. Chúng tôi cần phải trả tiền cho nhà cung cấp thực phẩm và cả nhân viên nữa.

Hội đồng các tổ chức doanh nghiệp nhỏ Úc cũng kêu gọi phải có một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn và dễ dàng tiếp cận hơn cho những cuộc phong toả trong tương lai.

Bà Alexi Boyd là Giám đốc điều hành lâm thời của hội đồng.

Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn về cách tổ chức trợ cấp của chính phủ trong tình huống phong toả. Và tôi nghĩ chúng ta cần phải thực tế. Tương lai sẽ có thêm nhiều lần phong toả nữa cho đến khi chúng ta đạt đến một tỉ lệ tiêm chủng cao và đó thực sự là những gì chúng tôi đang làm, kêu gọi sự giúp đỡ lập kế hoạch để thoát khỏi tình trạng này, để có thể giúp phục hồi kinh tế.

Theo Ngân hàng Commonwealth, thiệt hại đối với nền kinh tế quốc gia được dự báo lên đến một tỷ đô la cho mỗi tuần phong toả.

Tuy nhiên, Nhà kinh tế Trưởng Stephen Halmarick của ngân hang này dự đoán chi tiêu sẽ tăng trở lại nhanh chóng khi các hạn chế được nới lỏng.

Đó chắc chắn là kinh nghiệm của Melbourne hồi năm ngoái và thậm chí trong năm nay, khi chúng tôi xem xét tình trạng phong toả tại Northern Beaches, sự chi tiêu đã quay trở lại khá nhanh. Thậm chí trong hai tuần trước, chúng ta đã có một đợt phong toả ngắn tại Lãnh thổ Bắc Úc, trong thời gian phong toả chi tiêu giảm khá nhiều, nhưng sau đó vào tuần trước, khi chấm dứt phong toả, chi tiêu đã được cải thiện và phục hồi rất nhanh.

Người lao động bị ảnh hưởng đã được trợ giúp một gói tài trợ nâng cao, tuy nhiên Công đoàn nói các điều khoản này không đi đủ xa để có thể bảo vệ việc làm cho họ.

Bà Michele O'Brien là Chủ tịch của Hội đồng Công đoàn của người Áo và bà tin rằng hỗ trợ tài chánh cho các doanh nghiệp nên được gắn liền với một sự bảo đảm duy trì việc làm cho nhân viên.

Đó là những gì còn thiếu trong tuyên bố lần này. Chỉ có yêu cầu mọi người làm đúng và mong ước rằng yêu cầu của mình sẽ thực hiện là chưa đủ. Chúng ta cần bảo đảm những người đang đi làm sẽ được bảo vệ và nếu họ đã nhận tiền của người đóng thuế thì họ phải bảo đảm rằng những người đóng thuế đó sẽ tiếp tục làm việc.


Share