Doanh nhân Sydney tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ, NSW mở thêm cơ sở chủng ngừa lớn ở Newcastle

People are seen queuing to enter a mass COVID-19 vaccination hub on May 10, 2021 in Sydney, Australia.

Source: Mark Kolbe/Getty Images

Chính phủ liên bang tiếp tục chịu nhiều chỉ trích về chương trình chủng ngừa chậm chạp, đặc biệt trong nhóm người khuyết tật. Trong khi đó NSW đang chuẩn bị thiết lập một khu vực tiêm phòng quy mô lớn tại Newcastle, với mục tiêu khai triển vắc-xin cho hầu hết dân cư trong thời gian sớm nhất có thể.


Doanh nhân ở Sydney Govind Kant đã trở thành người Úc thứ hai tử vong vì COVID-19 ở Ấn Độ.

Người đàn ông 47 tuổi đã trở về Ấn Độ vì lý do gia đình hồi tháng Tư, và cái chết của anh theo sau một trường hợp thường trú nhân Úc khác tử vong tại Ấn độ vào đầu tháng 5.

Các trường hợp tử vong xảy ra trong bối cảnh hãng hàng không Qantas bảo vệ cơ chế xét nghiệm COVID-19 của mình, dẫn đến việc 70 người Úc không được cho lên chuyến bay hồi hương từ Ấn Độ hồi tuần trước.

Kết quả của các xét nghiệm đã bị nghi ngờ, sau khi có thông tin cho biết, cơ sở thực hiện xét nghiệm hồi tháng trước đã bị cơ quan quản lý ở Ấn Độ đình chỉ hoạt động.

Qantas cho biết họ đã thực hiện lại các xét nghiệm tại cùng một phòng lab, dưới sự giám sát bổ sung và kết quả vẫn như cũ.

Nhưng hãng hàng không đã xác nhận rằng họ sẽ không sử dụng cơ sở đó để xử lý các kết quả xét nghiệm nữa.

Thượng nghị sỹ Penny Wong, phát ngôn nhân Lao động phụ trách đối ngoại nói rằng điều đó là không đủ.
Về cơ chế xét nghiệm, tôi không nghĩ rằng chính phủ nên giao hoàn toàn cho Qantas. Chính phủ nên có trách nhiệm bảo đảm cơ chết xét nghiệm tốt, để chúng ta không phải thấy việc này xẩy ra lần nữa.
"Nhưng quan trọng hơn là, để phục hồi trong dài hạn, chính phủ nên làm những gì mà đáng ra đã được thực hiện từ năm ngoái, đó là có cơ sở kiểm dịch.” 

Thủ tướng Scott Morrison đã thừa nhận việc triển khai vắc-xin coronavirus chậm chạp một cách đáng kinh ngạc trong lĩnh vực chăm sóc nội trú cho người khuyết tật, cần phải được đẩy mạnh.

Cho đến nay, mới chỉ có chưa đến 1,000 cư dân trong các cơ sở chăm sóc người khuyết tật và 1,500 nhân viên nhận được liều vắc-xin coronavirus của họ, mặc dù họ ở trong nhóm khai triển giai đoạn 1a.

Hơn 25,000 người khuyết tật tại các cơ sở chăm sóc vẫn đang chờ đợi đến lượt chích ngừa.

Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận việc triển khai vắc-xin coronavirus trong nhóm người khuyết tật cần được đẩy mạnh, thừa nhận rằng lĩnh vực người cao tuổi đã được ưu tiên trước, mặc dù cả hai lĩnh vực này được coi là có nguy cơ cao nhất.

“Đối với nhóm cư dân trong các cơ sở chăm sóc cao niên, chúng ta đã đạt được hơn 85 phần trăm. Đó là nhóm dễ gặp nguy hiểm nhất. Chúng tôi chứng kiến khi việc truy vết thất bại ở Victoria, với làn sóng thứ hai tàn phá tiểu bang đó, chúng tôi chứng kiến hàng trăm sinh mạng mất đi ở Victoria, và họ là những người cao tuổi nhất và dễ tổn thương nhất. Đó là lý do vì sao chúng tôi đặt nhóm này vào mức ưu tiên cao như vậy.”

Lãnh đạo phe đối lập Anthony Albanese nói rằng việc chính phủ quá chủ quan trong hai lĩnh vực quan trọng nhất là một thất bại đáng xấu hổ.

“Chính phủ cần phải thực hiện việc chủng ngừa và kiểm dịch một cách đúng đắn. Cư dân cơ sở dưỡng lão và người khuyết tật là những người đáng ra đứng ở đầu hàng chờ. Chúng ta được nói rằng bốn triệu người Úc sẽ được chủng ngừa vào cuối tháng Ba. Chính phủ này đã quá tự mãn."
Chính phủ có hai nhiệm vụ chính trong năm nay - đó là tiến hành chủng ngừa và sửa chữa chương trình kiểm dịch, và họ đã chậm chạp ở cả hai lĩnh vực này.
Các tổ chức kinh doanh và giới chức y tế đang kêu gọi chính phủ liên bang vạch ra kế hoạch mở lại biên giới quốc tế của Úc.

Thế nhưng thay vào đó, Thủ tướng Scott Morrison đang tìm cách chuyển sự chú ý sang vấn đề biên giới trong nước, điều thuộc về trách nhiệm của chính phủ tiểu bang.

Ông Morrison nói rằng việc mở cửa biên giới phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc, và đề xuất rằng những người đã được tiêm chủng đầy đủ nên được tự do di chuyển khắp đất nước, bất kể dịch bùng phát hay có lệnh phong tỏa tại địa phương.

Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian nói rằng những quyết định khó khăn về thời điểm mở cửa biên giới và giảm bớt các hạn chế, cần phải dựa trên các số liệu và khoa học.

Bà nói thêm một chương trình vắc-xin thành công là chìa khóa để có được sự tự do hơn.

“Rõ ràng chương trình chủng ngừa là chìa khóa cho sự tự do của chúng ta, có một chương trình chủng ngừa thành công là chìa khóa để bảo đảm rằng chúng ta có thể đưa ra các quyết định về tương lai của mình, nhưng chúng ta không thể nghĩ về các quyết định đó trừ khi hầu hết dân chúng được chích ngừa."
Bất kỳ cuộc bàn luận nào bây giờ cũng đều quá sớm. Tôi muốn bảo đảm rằng chúng ta cung cấp vắc-xin an toàn cho phần lớn dân cư trong thời gian sớm nhất có thể. Tôi không nghĩ chờ đợi là một ý tưởng tốt.
Bộ Y tế New South Wales hiện đang tìm kiếm một địa điểm ở Newcastle, để thiết lập trung tâm thứ hai tiêm chủng COVID-19 quy mô lớn của tiểu bang.

Bộ trưởng Bộ Y tế Brad Hazzard ngày hôm nay xác nhận việc tìm kiếm địa điểm thích hợp đã bắt đầu.

Ông Hazzard hy vọng công chúng cũng có thể đóng góp ý kiến về nơi thiết lập trung tâm chích ngừa.

Trong khi đó các nhà nghiên cứu Queensland đã phát triển một liệu pháp kháng virus đầu tiên trên thế giới, có thể tiêu diệt một loại virus trong cơ thể bao gồm cả Covid-19.

Công nghệ RNA được sử dụng để phá hủy trực tiếp bộ gen của virus COVID-19, và ngăn chặn sự tái tạo của virus.

Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp điều trị này có thể khả dụng vào trước năm 2023, phụ thuộc vào kết quả các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share