Du học ở Úc (236) 9 thói quen du học sinh dễ sa ngã

Smoking

Source: element envato

Đi du học môi trường mới, thoát khỏi sự ‘kiểm soát' của gia đình mang lại nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên để trưởng thành và độc lập hơn mỗi ngày. Nhưng đi kèm theo đó cũng hình thành những thói quen xấu ‘khó tránh khỏi', nhất là khi các bạn sống xa nhà, dễ cảm thấy cô đơn và yếu đuối. Nếu bạn là du học sinh, liệu bạn có vướng phải điều nào trong những thói quen sau đây?


"Nghiện" điện thoại

Friends meeting at the local coffee shop and having fun
Source: element envato
Những du học sinh thường đùa rằng: “Có thể nhịn ăn một bữa chứ không thể nhịn dùng điện thoại một ngày”. Câu nói vui này chứng tỏ được rằng điện thọại, máy tính và internet chiếm một phần lớn trong quỹ thời gian của đại đa số du học sinh nơi đây.

Điều này dễ nhìn thấy trên các phương tiện công cộng, các nhà chờ, quán ăn cà phê, vv. Giới trẻ nói chung và du học sinh nói riêng dường như bị ảnh hưởng từ điện thoại thông minh rất nhiều.Các bạn theo dõi tin tức, giữ liên lạc với gia đình ở nhà qua điện thoại, kiểm tra email của trường, tìm đường hoặc ghi chú cũng bằng điện thoại.

Nếu như lúc trước đi học chúng ta thường ghi chú bài giảng vào vở hay sổ tay thì ngày nay, không ít trường hợp du học sinh cầm điện thoại và chụp lại màn hình bài giảng tại lớp hoặc gõ bằng máy tính . Điều này có thể hỗ trợ bạn về nhiều mặt tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Nhưng theo Jared Hovarth đến từ Đại học Melbourne, dùng bút ghi chép xuống giấy sẽ giúp tăng cường trí nhớ cũng như nạp thông tin tốt hơn. Bà phát biểu rằng, dù lượng thông tin bạn gõ bằng máy tính có thể nhanh và nhiều hơn khi viết vào giấy, nhưng thông tin khi bạn viết xuống lại chất lượng hơn.
Students discussing the charts and graphs on wooden table. Close up of students hands writing on paper and notebook. Finance students analyzing report of company as assignment.
Finance students analyzing report of company as assignment. Source: element envato
Vì sao lại như vậy?

Đó là vì khi ghi chép vào vở, không ai có thể viết đủ nhanh tất cả thông tin của giáo viên, nên não các bạn sẽ tự động chọn lọc những từ khoá quan trọng nhất đại diện cho lượng thông tin đó, nhờ đó bạn tiếp nhận kiến thức sân hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Bên cạnh vấn đề ‘nghiện điện thoại, máy tính'  sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn , bạn cũng khó hoà nhập được với môi trường xung quanh.

Một câu nói vui nhưng khá chính xác đó là một trong những “sát thủ thầm lặng” giết chết các mối quan hệ chính là chiếc  điện thoại thông minh của chúng ta. Thử nghĩ tại các buổi găp gỡ bạn bè, bạn chỉ luôn khư khư với điện thoại của mình, lướt FB, Instagram, chụp hình món ăn, ngồi chỉnh ảnh thì thời giờ đâu để kết nối chia sẻ với nhau, lắng nghe trò chuyện với nhau?  Hoặc khi bạn muốn kết bạn mới với ai đó, nếu bạn không thể trì hoãn những tin nhắn không quan trọng , thì làm sao kết giao được những mối quan hệ thân thiết?

Dễ ‘đua đòi'

Young girls with shopping bags
Young girls with shopping bags Source: element envato
Rời khỏi vòng tay bảo bọc và giám sát của gia đình, sống ở một đất nước khác đòi hỏi các du học sinh phải có ý thức tự giác, khả năng quản lý tài chính tốt đồng thời đòi hỏi sự trưởng thành nhanh chóng với những suy nghĩ chín chắn hơn các bạn đồng trang lứa ở nhà.

Nếu không có được những điều này, các bạn có thể mắc phải những thói hư tật xấu khi không có sự tư vấn của bất cứ ai và chưa quen trong việc tự quyết định với những món tiền lớn. Trong một số trường hợp, đây là cách nhanh nhất để các bạn rơi vào lối sống vật chất, ‘ đua đòi' tiêu cực.

Du học sinh phần lớn xuất thân từ gia đình khá giả, nếu đã quen được chiều chuộng cung phụng ở nhà và không biết cách quản lý chi tiêu, các bạn khi sang đây dễ tiêu xài ‘vung tay quá trán' , khi hết chỉ cần gọi ‘viện trợ' thêm từ gia đình mà không biết ý nghĩa thật sự của đồng tiền.

Một bộ phận khác những bạn gia đình ít điều kiện hơn nhưng gia đình vẫn cố gắng chắt chiu cho các bạn du học. Khi sang Úc, nếu không đủ bản lĩnh và bị tác động ngoại cảnh, của những bạn bè đồng trang lứa , các bạn sẽ dễ sa ngã. Kèm theo đó,  các bạn đang trong độ tuổi trưởng thành, tâm lý  bị ảnh hưởng lời khích bác của bạn bè xung quanh, không có chính kiến mạnh mẽ sẽ dễ ‘đua đòi' theo lối sống vật chất buông thả, làm khổ bản thân và gia đình ở nhà.

Vì vậy, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng trong việc định hướng và tạo ý thức về quản lý chi tiêu cho các bạn càng sớm càng tốt. Với những bạn sinh viên mới sang hoang mang với giá cả đắt đỏ tại nước Úc, các bạn có thể tìm hiểu các chương trình giảm giá, khuyến mãi thường xuyên của các nhãn hàng.

Vd: Woolworth và Coles có chương trình giảm giá mỗi tuần, hay các chương trình giảm giá lớn toàn quốc dịp cuối năm, các dịp Black Friday, Boxing Day, vv. Một số nhãn hàng nếu mua online bạn có thể nhận được thêm nhiều ưu đãi.

Tình trạng “cú đêm"

Young man sleeping at his desk late at night, he is leaning on a book and holding glasses, stress and exhaustion concept
Source: element envato
Một vấn đề phổ biến ở du học sinh tại Úc đó là tình trạng thức đêm thường xuyên. Khi mới sang, một số bạn do quen giờ giấc sinh hoạt ở Việt Nam nên ngủ trễ, sau này thức học bài làm bài, dần dà trở thành thói quen khó bỏ.

Chúng ta đều biết thức đêm là chuyện rất xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đã thế vừa thức đêm vừa dùng máy tính suốt liên tục dần dần sẽ khiến bản thân đờ đẫn, mệt mỏi và những căn bệnh cũng theo đó mà huỷ hoại cơ thể.

Và một tác hại rất lớn của việc thức đêm quá khuya sẽ làm cho những du học sinh sáng ngày mai đến lớp trong tình trạng uể oải, người thì ngáp lên ngáp xuống, người thì ngủ vùi suốt mấy tiết học, thậm chí cúp học để ngủ bù.

Tình trạng này đã và đang diễn ra rất nhiều trong cộng đồng du học sinh , làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc dài hạn của các bạn.

Một số bạn vì bài vở, đi làm thêm mà phải “thức xuyên đêm, ngủ nguyên ngày” cũng có thể có người thức để xem phim, chơi game. Kèm theo đó, các bạn còn uống cà phê, nước tăng lực trong thời gian dài.  Tất thảy đều có hại đến sức khoẻ của bản thân và ảnh hưởng đến việc học.
Có nhiều bạn trẻ thường mải mê làm việc bên ngoài với mức lương hấp dẫn mà bỏ bê việc học của bản thân, vừa làm ảnh hưởng sức khỏe do thiếu ngủ khi đi làm thêm, vừa không có thời gian cho việc học tập khiến kết quả học bị giảm sút, không có thời gian cho mình khiến tinh thần bị suy sụp.

Chứng ‘ trầm cảm"

Woman standing on the empty beach
Source: element envato
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm này, có thể kể ra vài nguyên nhân sau.

Vì xa nhà, xa gia đình bạn bè thân thiết đến một môi trường mới họ không tìm được điểm tương đồng nên ngay lập tức dẫn đến ủ dột trong lòng, luôn rơi vào tâm thế thụ động và buồn chán. Để lâu ngày hình thành nên căn bệnh trầm cảm, phải đến bác sĩ tâm lý để chữa trị.

Ở Việt Nam, chứng trầm cảm trong sinh viên ít được chú ý. Nhưng ở Úc, tình trạng này rất được quan tâm và dạo gần đây nhắc đến khá nhiều khi những hệ luỵ nguy hiểm của các trường hợp du học sinh tự tử vì quá áp lực.

Khi gặp vấn đề về tâm lý, cảm thấy mất thăng bằng trong cuộc sống, các bạn du học sinh đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, các phòng ban tư vấn về sức khoẻ tâm lý cho sinh viên ở trường học và tiểu bang.

Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, các bạn cũng đừng mang tâm lý mặc cảm rằng mình chỉ có một mình và đắm mình trong những suy nghĩ bi quan. Hãy nói chuyện với người bạn tin tưởng để họ giúp bạn tìm giải pháp.

Sợ ‘ nói tiếng Anh'

Friends singing
Source: element envato
Nói đi học mà lại ‘sợ' nói tiếng Anh có vẻ ngược đời và buồn cười, nhưng điều này đang xảy ra với rất nhiều người, góp phần không nhỏ là du học sinh. Rất nhiều du học sinh thừa nhận rằng mình rất ngại và nhiều lần tránh tiếp xúc với bạn bè người bản xứ, vì họ không tự tin vào khả năng tiếng Anh, sợ bị chê cười, đánh giá.

Các bạn quên rằng chính thói quen này đang giết chết đi khả năng tiếp thu ngôn ngữ, kiến thức của bản thân. Khi mới sang, ai cũng như bạn, cũng chưa thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo như người bản xứ được. Vì vậy, họ đều phải luyện tập và cách luyện tập nhanh tiến bộ nhất là trò chuyện trực tiếp với người bản xứ.

Nếu bạn nói sai và họ sửa cho bạn cũng đừng lấy đó làm tự ái mà hãy xem đó là cơ hội để mình biết và tránh lặp lại lần tới. Khi phải thuyết trình trong lớp, hãy luôn chuẩn bị bài kỹ, ghi ý chính vào mảnh giấy nhỏ, nói chậm rãi bình tình và lắng nghe góp ý của mọi người.

Hút thuốc, uống rượu, cờ bạc

gamble
Gambling addict Amandeep Singh was sentenced for robbing a 95-year-old man of his life savings in July 2017. Source: element envato
Du học xa nhà, nhiều bạn du học sinh mang trong mình tâm lý muốn thử những điều mới lạ, trong số đó có không ít bạn thử tập tành uống rượu, hút thuốc. Nguyên nhân cũng một phần do ở nước ngoài, sinh viên hút thuốc khá nhiều và có thói quen tổ chức tiệc tùng hàng tuần, nơi mà những đồ uống có cồn là một phần không thể thiếu.

Những cảm xúc tiêu cực xuất hiện khi sống xa gia đình, cùng với việc thiếu sự “kèm cặp” chặt chẽ của ba mẹ như khi ở nhà cũng là một trong những nguyên nhân.

Dĩ nhiên khi các bạn sau 18 tuổi, đều có quyền quyết định cho những hành động của mình. Tuy nhiên, việc lạm dụng những điều này hoàn toàn không mang lại lợi ích gì ngoài việc ảnh hưởng trầm trọng đến sức, tinh thần. 

Những buổi tiệc tùng cũng là cơ hội để bạn gặp gỡ và làm quen với những người bạn mới, tuy nhiên bạn cần thận trọng trong việc kết bạn, nhất là với những người bạn gặp mặt ở quán bar, câu lạc bộ đêm. Bởi không loại trừ khả năng người bạn gặp lại chính là những “con nghiện” tiệc tùng  và hoàn toàn không quan tâm gì đến việc học hay làm việc nghiêm túc mà chỉ thích “quẩy”- là một từ dùng thường xuyên trong giới trẻ hiện nay ám chỉ việc hội hè tiệc tùng trong các câu lạc bộ đêm.

“Gần mực thì đen”, kết giao với những người bạn này trong thời gian dài có thể cũng sẽ khiến bạn xao lãng việc học tập trên trường, hoặc tiệc tùng đến tận khuya, dẫn đến việc bỏ lớp hoặc ngủ gật trong giờ học ngày hôm sau. Tất nhiên thỉnh thoảng vui vẻ một chút thì không hề gì, nhưng nếu kéo dài như vậy thì không hay chút nào, vừa ảnh hưởng đến kết quả học tập, vừa tổn hại sức khỏe.

Ăn uống không lành mạnh

close up of hands taking pizza slices
close up of hands taking pizza slices Source: element envato
Một thói quen khác có hại tới sức khỏe mà các du học sinh dễ mắc phải là ăn uống không điều độ, lạm dụng đồ ăn nhanh quá nhiều, hoặc bỏ bữa.

Việc học ở nước ngoài khá bận rộn với những bài tập nhóm, bài tập cá nhân, đề luận và kiểm tra nối tiếp nhau khiến cho nhiều bạn du học sinh cảm thấy vấy quanh trong những deadlines và thậm chí không có cả thời gian để nấu nướng.

Trong khi đó, thức ăn thì có ở khắp mọi nơi, chỉ cần đi vài bước hoặc gọi một cuộc điện thoại là có đồ ăn ngay lập tức. Hệ quả tất yếu là các bạn dần trở nên phụ thuộc vào những đồ ăn nhanh được chế biến sẵn.

Điều các bạn sinh viên ít nghĩ tới rằng ăn đồ ăn nhanh thì chi phí phải bỏ ra là lớn hơn rất nhiều so với việc tự nấu nướng ở nhà, mà khi đi du học còn bao nhiêu chi phí phải lo khác nữa.  Mặt khác, nhiều bạn quyết định gộp bữa sáng và trưa chung với nhau hoặc bỏ luôn bữa, vừa tiết kiệm được tiền, vừa tiết kiệm được thời gian., Thói quen này rất không tốt, bởi nó tiềm ẩn những nguy cơ về các bệnh về đường tiêu hóa, béo phì, đau dạ dày, vv.

Quá mải mê làm thêm

Maid cleans the bidet with a cleaning spray
Maid cleans the bidet with a cleaning spray Source: element envato
Quá mải mê với việc làm thêm, mải mê với việc kiếm tiền cũng khiến cho nhiều du học sinh Việt ở Úc bị ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập cũng như cách sống của chính mình.

Bạn đừng quên rằng khi bạn ra nước ngoài du học thì nhiệm vụ chính của bạn là học tập, việc làm thêm cũng chỉ là một trong những công cụ giúp bạn gia tăng thêm kỹ năng cùng vốn ngôn ngữ của bản thân, là một thử thách trong cuộc sống chứ không phải là công việc chính thống cần bạn làm.

Có nhiều bạn trẻ thường mải mê làm việc bên ngoài với mức lương hấp dẫn mà bỏ bê việc học của bản thân, vừa làm ảnh hưởng sức khỏe do thiếu ngủ khi đi làm thêm, vừa không có thời gian cho việc học tập khiến kết quả học bị giảm sút, không có thời gian cho mình khiến tinh thần bị suy sụp.

Hoặc một số trường hợp vì mải mê kiếm tiền mà làm một lúc nhiều công việc nhận tiền mặt, quá thời gian quy định của bộ di trú khi bị phát hiện thì bị trục xuất về nước. Hoặc trầm trọng hơn là các bạn bị cám dỗ bởi đồng tiền, nghe lời kẻ xấu, làm liều những việc phi pháp ở Úc như trồng cần hay buôn bán hàng cấm với số tiền đựợc trả quá cao so với công sức các bạn cần bỏ ra.

Gian lận thi cử

Hands passing money under the table corruption and bribery
Source: element envato
Từ thói quen xấu vừa kể phía trên, sẽ dẫn đến thói quen tiếp theo đó là gian lận trong thi cử. Bởi lẽ quỹ thời gian các bạn đã dành gần hết và chuyện làm thêm, không có thời gian học hành nghiêm túc, nếu bị trượt môn phải tiêu tốn rất nhiều tiền, các bạn quyết định tìm người làm bài hộ.

Có cung nên có cầu.  Chúng ta dễ dàng thấy nhan nhản trên các trang diễn đàn cộng đồng Hội Sinh Viên các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ . Và không ít bạn đã quyết định nhờ cậy đến những dịch vụ này. Thậm chí ngay cả những bạn sinh viên giỏi, dưới áp lực của việc giữ học bổng cũng có lúc phải tìm đến việc gian lận trong các kỳ thi như một giải pháp.

Thế nhưng hãy nhớ rằng nếu bị bắt gặp hành vi gian lận trong kỳ thi, hình phạt mà trường đại học đưa ra cho bạn có thể sẽ rất lớn, từ việc đánh trượt cho đến bị buộc phải thôi học tại trường, thậm chí hành vi gian lận của bạn còn có thể bị ghi vào hồ sơ và bạn sẽ bị cấm đi học lại tại bất cứ cơ sở giáo dục nào thuộc quốc gia đó trong vòng một vài năm học.

Khả năng bạn gian lận “trót lọt” trong các kỳ thi ở nước ngoài cũng không phải dễ, bởi các trường đại học đều rất coi trọng vấn đề này và thường sử dụng những thiết bị công nghệ như máy quay giám sát, máy dò kim loại phát hiện tín hiệu của thiết bị điện tử… để đảm bảo tính công bằng cao nhất cho kỳ thi.

Điểm tin tại Úc

School students take part in a climate change strike in Brisbane, Friday, March 16, 2019. The strike is part of a global campaign to call for urgent action on climate change. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING
Source: AAP
Tuần vừa qua,  hàng chục ngàn học sinh Úc bỏ học để tạo áp lực lên chính phủ trong việc phải có hành động thực sự về hậu quả của hiện tượng thay đổi khí hậu.

Đây là lần thứ hai diễn ra một vụ bãi khóa của học sinh Úc trong 4 tháng qua.

Họ muốn thấy chính phủ liên bang Úc, hãy có hành động để đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu, trước khi mọi việc quá trễ.

Các học sinh có 3 đòi hỏi chính yếu, đó là ngưng việc khai thác mỏ than Adani, cấm mọi chuyện thăm dò than đá và khí đốt và cam kết theo đuổi mục tiêu năng lượng tái tạo là 100 phần trăm.

Lãnh tụ đối lập tại tiểu bang New South Wales là ông Micheal Daley tuyên bố ủng hộ phong trào hành động của giới trẻ.

Ông cho biết, những người trẻ có quyền hạn về mặt dân chủ khi lên tiếng phản đối và nếu con cái ông lớn hơn một chút, ông sẽ cho phép chúng nghỉ học và tham gia vào cuộc biểu tình nữa.

Thủ tướng Scott Morrison công khai chỉ trích sinh viên học sinh bỏ học để đi biểu tình trong cuộc xuống đường đầu tiên hồi năm rồi và ông cho rằng học sinh có bổn phận là ở trong lớp học.

Còn Thủ hiến New South Wales là bà Gladys Berejiklian lên án chuyện học sinh bỏ học, để tham dự cuộc biểu tình về thay đổi khí hậu tại Sydney.

Bộ trưởng Giáo dục Rob Stokes cũng cho rằng, học sinh nên ở lại trường.

Trong số những người tham dự có ngôi sao nhạc rock là Jimmy Barnes và Thị trưởng Sydney là bà Clover Moore cũng được nhìn thấy có mặt, trong số các học sinh giơ các biểu ngữ nhiều màu sắc.

Bà Thủ hiến chỉ trích lãnh tụ đối lập Michael Daley khi ông nầy ủng hộ học sinh tổ chức việc xuống đường trong tuần nầy.

Trong khi đó, bộ Giáo dục cho biết, mọi học sinh tại các trường công tham gia bãi khóa, có thể bị biện pháp kỷ luật được xem là vắng mặt bất hợp pháp

Mỗi tuần một điều không thể bỏ lỡ ở Úc

Bán đảo Fleurieu được biết đến như một trong những bán đảo đẹp nhất nước Úc và chỉ mất khoảng 30 phút lái xe để đến đây.
Fleurieu Pennisula
Source: element envato
Đặt chân xuống bán đảo Fleurieu bạn có thể đến thung lũng Barossa để thưởng thức khung cảnh đồng quê tuyệt vời, nơi có những dãy hàng nho thẳng tắp với quả nho căng mọng dưới nắng. Tham gia các trò giải trí trên biển như: bơi, lướt sóng, câu cá, ngắm cá voi trong những ngày mùa đông ở Deep Creek và Newland Head Conservation Parks, ghé thăm phòng trưng bày về cách làm nên hương vị rượu vang McLaren Vale.

Share