Nhóm tranh đấu cho môi trường biểu tình tại địa điểm biểu tượng của nước Úc

Greenpeace activists can be seen suspended from the under-carriage of the Sydney Harbour Bridge

Greenpeace activists can be seen suspended from the under-carriage of the Sydney Harbour Bridge Source: AAP

Trước việc chính phủ chẳng làm gì để giảm bớt khí thải những nhà tranh đấu cho môi trường biểu tình tại một địa điểm biểu tượng nhất cho nước Úc.


Cảnh sát bắt giữ những người biểu tình thuộc nhóm Greenpeace khi họ leo lên cầu Harbour trên vịnh Sydney kêu gọi nên có một tuyên cáo khẩn cấp về khí hậu thay đổi.

Chỉ trước bình minh, những nhà tranh đấu đã phát động cuộc biểu tình vào lúc sáng sớm, khi họ đu mình trên cầu cảng Harbour trong vịnh Sydney, bên dưới là một con đường dành cho người đi bộ trên cầu.

Các ủng hộ viên của nhóm Greenpeace đã tung các lá cở màu đỏ và biểu ngữ, kêu gọi phải có hành động thay đổi khí hậu, năng lượng tái tạo ở mức độ một trăm phần trăm và chấm dứt việc xử dụng than đá.

Chủ tịch vùng Á châu Thái bình dương của Greenpeace là ông David Ritter bênh vực cuộc biểu tình nói trên, khi cho SBS biết, nay là thời điểm hành động mà ông cho là một tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

“Nước Úc đã trải qua những thiệt hại về thay đổi khí hậu như lụt lội, cháy rừng và bão tố".

"Chúng tôi có mặt tại đây vì Thủ tướng Scott Morrison, người đã mang một cục than vào Quốc hội, đã không có những hành động mạnh mẽ về thay đổi khí hậu".

"Chúng tôi có mặt nơi đây với một nhóm người Úc, vốn đã trải qua một số thiệt hại về thay đổi khí hậu tệ hại nhất." T

"ừ Townsville cho đến Whitsundays, từ phía tây Sydney cho đến những vùng bị hạn hán trầm trọng trong nội địa nước Úc”, David Ritter.

Một trong các thành viên Greenpeace cho hay, một trong những người bị ảnh hưởng trực tiếp và thảm thương, của hiện tượng khí hậu thay đổi, là một nghị viên của thị trấn Thung Lũng Bega, bà Jo Dodds.

Hồi tháng 3 năm rồi, bà đã mất ngôi nhà hoàn toàn sau một vụ cháy rừng, gần với rừng bụi thuộc thị trấn Tathra ở bờ biển phía nam New South Wales.

“Trận hỏa hoạn kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ, tôi phải chạy ngay ra khỏi nhà và không có dịp trở lại để lấy được bất cứ món gì".

"Vì vậy tôi chỉ biết đứng bên bờ sông trong tầm ngắm ngôi nhà của mình, rồi chờ cho đến khi ngôi nhà mình cháy rụi".

"Trong khoảng 5 giờ đồng hồ đó, tôi cũng thấy nhà của những người bạn và láng diềng bị cháy hết, họ cũng chẳng lấy đi được bất cứ thứ gì và mất hết tất cả".

"Đến bây giờ, tôi vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về hậu quả của tình trạng khí hậu thay đổi, đối với cuộc sống của những người dân Úc bình thường nhất”, Jo Dodds.
"Phải mất hàng chục năm, để mọi người có thể hồi phục”, Jo Dodds.
Một thông điệp khác của các người biểu tình, khi họ đu người bằng sợi dây thừng từ chiếc cầu, khiến cho một làn đường xe cộ lưu thông trên cầu phải tạm thời bị đóng lại.

Người chăn nuôi mục súc tại Goulburn và cũng là ủng hộ viên của Greepeace là ông Ed Suttle nói rằng, bất cứ trở ngại giao thông nào cũng là bé nhỏ, so với những gì tổn hại cho cả nước Úc và thế giới.

“Đa số người dân Úc muốn chính phủ có hành động về khí hậu thay đổi và họ muốn thực hiện ngay bây giờ".

"Vì vậy thông điệp gởi đến ông Scott Morrison là ‘hãy làm ngay’.

"Chỉ còn có 4 ngày nữa là đến bầu cử, để cho thấy ông ta là một nhà lãnh đạo bé nhỏ bình thường, trong thế giới của các chính khách toàn cầu trước vấn đề khí hậu thay đổi với tỷ lệ lớn lao”, Ed Suttle.

Theo bà Dodds, vốn đã thành lập một nhóm có tên là Những Người Sống sót Sau Cháy rừng Đòi hỏi Hành động về Khí Hậu, bà cho rằng những người sống ở thành phố không nhận thức được hậu quả của hiện tượng thay đổi khí hậu, đã tác động như thế nào.

“Chúng ta trải qua nạn hạn hán rồi lại bị lũ lụt, chúng ta bị những vụ cháy rừng và khi quí vị trải qua những chuyện nầy, rồi thấy được những thảm cảnh đưa đến một lời kêu gọi cảnh tỉnh, hầu hiểu được chính than đá là hậu quả lớn nhất về khí hậu".

"Nó đang tàn phá cuộc sống người dân Úc, phá hủy nhà cửa của chúng ta cũng như lấy mạng người nữa".

"Tôi chẳng muốn thấy có thêm một cộng đồng người Úc nào, phải trải qua những gì mà chúng ta từng chịu đựng hồi năm rồi".

"Phải mất hàng chục năm, để mọi người có thể hồi phục”, Jo Dodds.

Được biết, cảnh sát New South Wales với sự giúp đỡ của các toán trợ giúp từ trên không và trong vịnh, cuối cùng đã đưa những người biểu tình xuống cầu Harbour Bridge và bắt giữ hơn một chục nhà tranh đấu, trong vụ biểu tình nói trên.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share