Facebook sẽ hợp tác, cùng chống tin giả trong bầu cử liên bang sắp tới

Facebook ban on federal election advertising

Illustration - an old woman is using facebook on her iPhone. Photo: Frank May. Source: AAP

Rút kinh nghiệm sau việc đã không đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự can thiệp của bên ngoài vào các cuộc bầu cử, nhất là trong lần bầu cử ở Hoa Kỳ và Âu châu gần đây, trong kỳ bầu cử liên bang Úc năm nay, Facebook cho biết là họ sẽ cấm các quảng cáo chính trị nước ngoài và giới thiệu công cụ để kiểm tra tin giả.


Tin giả đã trở thành mối bận tâm chính trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm 2016, sau khi Nga bị cáo buộc đã sử dụng Facebook để gây ảnh hưởng đến cử tri Hoa Kỳ. Đây cũng là lý do khiến gã khổng lồ về truyền thông xã hội này hứng rất nhiều chỉ trích. 

Trong một nỗ lực để hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài trong cuộc bầu cử liên bang tại Úc sắp diễn ra vào tháng 5 tới, Facebook sẽ tạm thời cấm các quảng cáo chính trị từ nước ngoài.

Giám đốc chính sách địa phương của Facebook, ông Mia Garlick nói trong một tuyên bố rằng, công ty này sẽ áp dụng điều này với, xin trích nguyên văn “các quảng cáo mà chúng tôi xác định là đến từ các thực thể nước ngoài có nội dung liên quan đến bầu cử, nghĩa là chúng có tham chiếu đến các chính trị gia, đảng phái nào đó hay cố gây ảnh hưởng lên kết quả của cuộc bầu cử."

Quyết định này của facebook được chuyên gia chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội thuộc Trường Đại học Melbourne, TS. Brent Coker hoan nghênh.

Ông nói: “Vâng, điều đó thật có ý nghĩa nếu chúng ta soi chiếu trở lại vào những gì mà chúng ta đã chứng kiến trong các cuộc bầu cử trước đây, nhất là chiến dịch tranh cử Tổng thống giữa ông Trump và bà Clinton; hay phần nào trong cuộc bầu cử tại Pháp năm 2017. Chúng ta đã thấy khá nhiều cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội dể thao túng chính trị. Thông qua các nhóm có tổ chức, mà chúng tôi gọi họ là các nhóm đưa thông tin nhằm đánh lạc hướng dư luận. Và họ có hẳn một chương trình nghị sự để thao túng cảm xúc của công chúng và cuối cùng có khả năng ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu của cử tri. Chính phủ coi đây là một mối đe dọa thực tế. Bởi vậy,đây là một động thái rất nó có ý nghĩa”.
"Còn rất nhiều vấn đề chúng ta phải giải quyết; cũng như còn nhiều vấn đề nữa đòi hỏi phải có sự minh bạch - không chỉ với Facebook, mà với các nền tảng truyền thông xã hội khác" - ông Fergus Hanson, Trung tâm An ninh mạng thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Úc.
Trong khi đó, hãng tin AFP của Pháp cũng sẽ làm việc với Facebook để thực hiện việc kiểm tra tin giả. Biên tập viên chuyên về phối kiểm tin tức khu vực châu Á-Thái Bình Dương Karl Malukanas nói rằng, tin giả là một vấn nạn lớn đối với các cuộc bầu cử trên thế giới.

Malukanas nói: “Tôi từng làm báo trong một thời gian dài. Nhưng mỗi ngày, tôi vẫn phải sững sờ trước những con số về những tin giả hay thông tin sai lệch được đưa ra nhằm đánh lạc hướng  công chúng. Có bao nhiêu lượt xem những bài viết sai lệch nhằm mục đích ảnh hưởng đến quyết định của mọi người về mặt chính trị này? Chỉ có thể nói là nhiều đến mức đáng kinh ngạc”.

Và Malukanas kêu gọi các nhà báo khác hãy cùng tham gia trong cuộc chiến chống lại tin giả: “Tôi nghĩ rằng, khi đứng trước vấn nạn này, điều quan trọng là các nhóm truyền thông của AFP đang tập trung vào phát hiện ra những thông tin sai lệch; cố gắng tìm hiểu xem ai và tại sao họ lại làm như vậy, tức là thực sự đi sâu vào việc điều tra về tin giả. Phải mất rất nhiều công sức để làm được điều này. Một khi chúng tôi phát hiện ra tin giả hay thông tin sai lệch, chúng tôi sẽ đưa nó lên facebook, và sẽ có thuật toán để tác động lên tin giả”.

Tuy nhiên, người đứng đầu Trung tâm An ninh mạng thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Úc, ông Fergus Hanson lại đưa ra câu hỏi, rằng liệu lệnh cấm quảng cáo chính trị từ bên ngoài có đủ hiệu quả hay không? “Điều đó vẫn chưa thể giải quyết vấn đề là có những có cơ sở được chính phủ nước ngoài ủy quyền hiện có trụ sở đặt tại Úc, họ sẽ mua các quảng cáo này và sau đó, đăng quảng cáo ngay tại Úc. Vì vậy, còn rất nhiều vấn đề chúng ta phải giải quyết; cũng như còn nhiều vấn đề nữa đòi hỏi phải có sự minh bạch - không chỉ với Facebook, mà với các nền tảng truyền thông xã hội khác. Chẳng hạn như với Wechat, các nhân tố từ nước ngoài tham gia vào nền tảng này và gần như không có sự minh bạch trong việc người Úc tiếp nhận thông tin trên nền tảng này như thế nào và đang bị ảnh hưởng ra sao” - ông Hanson phân tích.

Ông Hanson nói rằng, tin giả đang tấn công vào cốt lõi của nền dân chủ  và cần đưa ra nhiều biện pháp hơn để bảo vệ cử tri Úc khỏi sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử.


Share