Trung Quốc cảnh cáo Úc không can thiệp chuyện nội bộ về người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

A still from the footage posted by YouTube user "War on Fear".

A still from the footage posted by YouTube user "War on Fear". Source: YouTube

Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã lên án nội dung của một đoạn phim ngắn được lan truyền trên mạng trong những ngày qua, cho thấy những người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc bị cạo đầu, bịt mắt và xiềng xích như những tù binh. Làn sóng phẫn nộ của công chúng đối với chính quyền Hoa Lục đang sôi sục, trong lúc nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu các quốc gia Trung Á từ chối yêu cầu của Trung Quốc, trong việc hồi hương cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, vì họ phải đối mặt với sự đàn áp khủng khiếp.


Một đoạn phim ngắn  cho thấy hàng trăm người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị xiềng xích, bịt mắt và cạo trọc đầu giống nhau, như những tù binh, ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đang được lan truyền trên mạng.

Đoạn phim được đăng trên YouTube một cách ẩn danh bởi một Youtuber có tên là "War on Fear".

Nathan Ruser, một nhà phân tích vệ tinh tại Viện Chính sách chiến lược Úc, cho biết ông đã xác định đoạn phim này là có thật.

Nhà phân tích Nathan đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác minh các cảnh quay, mà ông tin rằng đã được ghi hình tại một nhà ga xe lửa vào tháng Tư hoặc tháng Tám năm ngoái.

"Việc sử dụng nhiều phương pháp và các phần mềm có sẵn như Google Earth, có thể kết hợp hàng chục yếu tố trong đoạn phim mà chúng ta thấy tại một nhà ga xe lửa trong thực tế."

Trên lưng của những người đàn ông trong đoạn phim này là dòng chữ "Trung tâm giam giữ thành phố Kashgar", được in bằng tiếng Trung Quốc.

Ông Ruser nói rằng đó có khả năng những người này đang bị di chuyển đến một nhà tù ở Tân Cương.

"Đây là một phần của hệ thống pháp luật ở phía Tây Trung Quốc trong những năm gần đây, kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 2017, chúng ta đã thấy hệ thống pháp trị và các hình thức trừng phạt được sử dụng cao độ như một cách thực thi cuộc đàn áp văn hóa khủng khiếp này. Hàng trăm hàng ngàn người đã bị bắt vì các cáo buộc vô lý, với rất ít quyền được xét xử công bằng."

 Trong một tuyên bố với SBS News, ngoại trưởng Marise Payne đã mô tả đoạn phim này " gây quan ngại vô cùng sâu sắc".

Tổng trưởng ngân khố Josh Frydenberg ủng hộ ý kiến của bà.

"Tôi nghĩ rằng tất cả những ai nhìn thấy những hình ảnh này, cho dù họ ở trong vị trí lãnh đạo chính trị của các quốc gia khác hay trong cộng đồng, sẽ cảm thấy kinh hoàng. Chính phủ Úc sẽ tiếp tục thể hiện quan điểm về vấn đề này."

Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc nói rằng họ phản đối hành động này của Úc và thúc giục Úc ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng tất cả những ai nhìn thấy những hình ảnh này, cho dù ở trong vị trí lãnh đạo chính trị của các quốc gia khác hay trong cộng đồng, sẽ cảm thấy kinh hoàng. Chính phủ Úc sẽ tiếp tục thể hiện quan điểm về vấn đề này.
Nhiều bài báo đã nổi lên trong những tháng gần đây với các cáo buộc rằng người Duy Ngô Nhĩ đang chịu áp lực và đàn áp liên tục từ chính quyền Trung Quốc.

Liên Hợp Quốc nói rằng có những báo cáo đáng tin cậy cho biết ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại được gọi là "cải tạo" của Khu tự trị Tân Cương.

Trung Quốc khẳng định việc đối xử mạnh tay của chính quyền với người Duy Ngô Nhĩ là cần thiết để chống khủng bố.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo phản bác lập luận này.

"Tôi muốn làm rõ rằng chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc tại Tân Cương không liên quan đến chuyện khủng bố. Đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm xóa bỏ đức tin và nền văn hóa Hồi giáo của công dân mình. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước chống lại yêu cầu của Trung Quốc trong việc hồi hương hoặc buộc những người Duy Ngô Nhĩ phải về nước."

Người Ngô Duy Nhĩ theo đạo Hồi đang bị chính quyền ĐCSTQ tẩy não nhằm làm họ quên đi văn hoá, tôn giáo và bản sắc của họ.

Những người phụ nữ Ngô Duy Nhĩ bị lạm dụng tình dục, còn những người đàn ông bị tra tấn hàng giờ vì không nhớ các bài diễn văn của Tập Cận Bình hay các bài hát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo báo cáo tháng 9/2018 của Viện Brookings (Mỹ), trong vài năm qua chính quyền Trung Quốc đã thay đổi từ tư thế phòng thủ truyền thống trở thành tham dự với vai trò tích cực trong cơ quan nhân quyền LHQ, đặc biệt trong hai năm qua liên tục đưa ra những nghị quyết, tiêu biểu như “Cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh”, “Thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực nhân quyền” và “Hưởng tất cả các quyền con người”.

Những nghị quyết của ĐCSTQ chú trọng quan hệ hợp tác giữa các nước, trong khi bỏ qua nhân quyền các cá nhân, vai trò của các nhóm xã hội dân sự, hoặc sự giám sát của Hội đồng Nhân quyền.

Chính phủ Trung Quốc phổ biến quan điểm gọi là “chủ quyền quốc gia” và “không can thiệp vào công việc nội bộ” nhằm làm suy yếu các chuẩn mực, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức nhân quyền quốc tế.


Share