Thủ tướng Netanyahu có nhiệm kỳ thứ 5 bất chấp cáo buộc tham nhũng

Với kết quả việc kiểm phiếu đã gần như hoàn tất, Thủ tướng Israel đương nhiệm Benyamin Netanyahu gần như sẽ tiếp tục giữ chức vụ này thêm một nhiệm kỳ thứ năm, trở thành thủ tướng lâu năm nhất của Israel. Ông Netanyahu giành chiến thắng giữa khi ông đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự trong một loạt vụ bê bối tham nhũng.


Thủ tướng đương nhiệm Israel, ông Benjamin Netanyahu đã được truyền thông địa phương loan tin là người chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử của đất nước, nhưng với số ghế chỉ vừa đủ để lập liên minh cầm quyền.

Đảng cánh hữu Likud của ông Netanyahu dường như đã hội đủ số ghế để thành lập một chính phủ liên minh cầm quyền, từ đó, cho phép liên minh này chiếm đa số trong quốc hội.

Trong cuộc tổng tuyển cử bầu ra quốc hội Israel, được gọi là Knesset, gồm 120 dân biểu, không đảng nào giành được đa số, nghĩa là đất nước này luôn có các chính phủ liên minh.

Chiến thắng của ông Netanyahu trong cuộc bầu cử đã giúp ông tại nhiệm them nhiệm kỳ thứ năm. Và như vậy, ông trở thành thủ tướng cầm quyền nhiều nhiệm kỳ nhất lịch sử nước này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn có lẽ là, kết quả này củng cố tính chính danh trước công chúng, để đối phó với những lời kêu gọi từ chức, nếu ông bị điều tra về các vụ cáo buộc tham nhũng.

Chiến dịch tranh cử của ông Netanyahu tập trung nhiều vào vấn đề an ninh quốc gia và mối quan hệ của ông với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump.

Chỉ vài giờ sau khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử, ông Netanyahu đã sẵn sàng để tuyên bố chiến thắng.

Phát biểu trước một đám đông những người ủng hộ, ông nói là ông muốn trở thành một nhà lãnh đạo cho tất cả công dân Israel.

Ông nói: "Tối nay, tôi đã bắt đầu trao đổi với những người đứng đầu các đảng cánh hữu, những đối tác tự nhiên của chúng tôi. Và tối nay, hầu như tất cả họ đều tuyên bố công khai rằng, họ sẽ đề nghị tôi đứng ra thành lập chính phủ tiếp theo Tôi muốn bắt tay ngay vào việc thành lập một chính phủ ổn định cho quốc gia này. Tôi muốn nói rõ rằng, đó sẽ là một chính phủ cánh hữu. Nhưng tôi muốn trở thành thủ tướng của tất cả các công dân Israel, dù ánh hữu hay cánh tả, bất kể là người Do Thái hay không, vang, tất cả công dân của Israel".
"Tôi muốn nói rõ rằng, đó sẽ là một chính phủ cánh hữu. Nhưng tôi muốn trở thành thủ tướng của tất cả các công dân Israel, dù ánh hữu hay cánh tả, bất kể là người Do Thái hay không, tất cả công dân của Israel" - Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu
Cùng thời gian đó, ở một khu vực khác của Tel-Aviv, đối thủ chính của ông Netanyahu, tướng Benny Gantz, cũng tuyên bố chiến thắng. Nhưng chỉ vài giờ sau đó, nhà lãnh đạo của Liên minh Xanh và Trắng trung hữu đã phải thừa nhận thất bại.

Ông Gantz là một người mới tham gia chính trị. Ông mới chỉ thành lập Liên minh Xanh và Trắng vào tháng 2, đưa ra lời hứa hẹn về đoàn kết quốc gia mà ông nói rằng, đang đi "lạc hướng".

Ông Grantz nói rằng, là thủ lãnh đối lập, ông sẽ khiến cuộc sống của ông Netanyahu trở nên khó khăn hơn.

Ông nhấn mạnh: "Tôi muốn nhắn với đảng Likud, với ông Netanyahu và liên minh của họ là, chúng tôi sẽ khiến họ trở nên vất vả. Những ngày tranh cử đã kết thúc nhưng chúng tôi sẽ không chấm dứt các cáo trạng với ông Netanyahu. Chúng tôi sẽ biến Knesset thành một chiến trường”.

Cử tri Israel có những phản ứng trái chiều khác nhau về kết quả của uộc bầu cử. 

Trong khi nhiều người Do Thái nói rằng, họ thấy hạnh phúc, thì nhiều người Israel gốc Ả Rập và Palestine lại nói không.

Trong cuộc bầu cử năm nay. đảng Lao động từng một thời nắm quyền ở Israel có thành tích bết bát nhất khi chỉ giành được có 6 ghế. Khi đương quyền, những năm 1990, đảng này  từng ký thỏa thuận hòa bình mang tính đột phá với người Palestine.

Đảng cánh tả và đảng Ả Rập Israel cũng nhận số phiếu bầu thấp.

Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cộng đồng người Palestine và người Ả Rập thấp. Nhiều người nói rằng, họ thấy thất vọng và, sẽ không có thay đổi gì nhiều với những chuyện mà họ quan tâm.

Một trong những người thấy thất vọng là Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng, chúng ta vừa chứng kiến ​​sự cắt giảm rõ ràng trong việc bầu cử của người Israel nhằm duy trì hiện trạng, theo như những gì mà người Palestine chúng tôi quan tâm. Đây là một cuộc bỏ phiếu để duy trì nguyên trạng, để duy trì sự phân biệt chủng tộc”.

Nhiều tranh cãi đã nổ ra vào ngày bỏ phiếu, khi đảng Likud cung cấp cho các nhà hoạt động 1.200 camera bí mật để đặt tại các khu vực bỏ phiếu của người Palestine, khiến Ủy ban bầu cử trung ương đệ đơn khiếu nại với cảnh sát.

Ông Netanyahu trả lời rằng, nên đặt camera khắp nơi để bảo đảm cái mà ông gọi là "một cuộc bỏ phiếu công bằng".

Các camera này sau đó đã được gỡ bỏ.


Share